Không sạch như nhiều người suy
nghĩ, IT tiêu dùng tài nguyên và năng lượng đáng
kể, đồng thời tạo ra hàng núi chất thải điện tử.
Phần lớn chất
bán dẫn trên thế giới được sản xuất tại các nhà máy chế tạo ở Đài Loan mà Greenpeace
ước tính đã tiêu thụ 12% tổng lượng điện của lãnh thổ này. Năm 2019, nhà sản xuất
chip lớn nhất thế giới TSMC chuyên cung cấp hàng cho các hãng như Apple,
Google và HP cho biết họ chỉ sử dụng 5,4% năng lượng tái tạo trong hoạt động của
mình.
Các nhà máy cũng sử
dụng lượng lớn nước siêu tinh khiết để làm sạch các tấm wafer dùng trong sản xuất chip. Con số này có thể lên tới 7-34 triệu lít nước mỗi ngày tại
một nhà máy, theo một
bài báo trên Harvard BusinessReview năm 2015.
Lượng khí
thải carbon trong suốt quá trình từ chuỗi cung ứng sản xuất đến khi trở thành một
thiết bị IT cuối cùng đến khách hàng không hề nhỏ. Khi những thiết bị này
kết thúc vòng đời, chúng lại tạo ra chất thải điện tử tác động đến môi trường.
Bên cạnh phần cứng,
phần mềm IT cũng tiêu tốn năng lượng đáng kể. Evan Sparks, CEO của Determined AI, ước tính cỗ máy để giải câu đối khối
Rubik của công ty OpenAI đã tiêu thụ 2,8 gigawatt điện, tương đương với sản lượng của 3
lò phản ứng hạt nhân trong 1 giờ.
Công bằng mà nói, không phải tất
cả các hệ thống AI đều tốn kém như vậy. Rất ít phòng thí nghiệm có nguồn lực
tài chính để phát triển và đào tạo các mô hình đắt tiền như OpenAI, và các hệ
thống AI này cũng sẽ được tích hợp vào những công cụ tìm kiếm công cộng như Google để nhiều
bên chia sẻ lợi ích hơn.
Nhưng ngay cả các mô hình AI nhỏ
cũng tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với các phần mềm thông thường khác. Với việc ứng dụng AI ngày càng phổ biến, chi
phí tài nguyên tích lũy để đào tạo ra những mạng thần kinh có thể trở thành
một vấn đề.
John Cohn, nhà khoa học nghiên cứu tại IBM, đồng trưởng nhóm hackathon AI xanh tại MIT, nhận
xét, nhiều nhóm phát triển AI không ý thức được tác động môi trường của mình. Họ có thể thuê máy chủ trực tuyến với bộ xử lý hàng chục GPU và mỗi khi nhu cầu tính toán tăng lên, họ có thể thuê thêm bộ xử lý chỉ bằng một vài
cú nhấp chuột đơn giản mà không biết rằng mỗi GPU được thêm vào đều góp phần gây ô nhiễm cho hành tinh.
Trên toàn thế giới, các trung tâm dữ liệu tiêu
thụ khoảng 200 terawatt giờ điện mỗi năm, nhiều hơn lượng điện của một số quốc gia. Một sốdự đoáncho rằng đến năm 2030, công nghệ máy tính và truyền thông sẽ tiêu thụ từ 8% đến 20% điện
năng của thế giới; trong số đó, các trung tâm dữ liệu chiếm khoảng 1/3 điện năng. Một số chuyên gia thậm chí đã kêu gọi thiết lập khung pháp lý chống lại việc
tiêu thụ điện quá mức.
Mặc dù ngành IT tiêu thụ năng lượng và ảnh hưởng đến môi trường, nhưng theo Alex Bardell, người đứng
đầu nhóm chuyên gia IT xanh của Hiệp hội máy tính Anh (BCS) thì các công nghệ số là chìa khóa để giúp chúng ta tiến gần hơn tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Một báo cáo đầu năm của BCG cho thấy trong vòng 10 năm tiếp
theo, sử dụng AI trong kiểm soát biến đổi khí hậu có thể giúp giảm
2,6 – 5,3 gigaton khí quy đổi ra CO2, tương đương với 5-10% khí thải
toàn cầu. Nhờ việc phân tích và đưa ra những dự báo chính xác, các mô hình AI đã chứng minh hiệu quả trong việc tăng hiệu suất và giảm lãng phí ở nhiều
lĩnh vực - từ cung cấp điện nước, quản lý giao thông công cộng, đến ngăn ngừa
cháy rừng và giảm chất thải cho các nhà máy.
Việc số hóa nền kinh tế cũng làm các
luồng dữ liệu chạy liền mạch hơn. Nhiều ứng dụng IT trong quản lý sản xuất và logistic
có thể kết nối các chuỗi cung ứng lại với nhau và biến
sản phẩm chất thải của một ai đó trở thành nguyên liệu đầu vào của một ai khác.
Chẳng hạn như AO.com, một trang bán lẻ các thiết bị gia dụng và điện tử lớn ở Anh và Đức đã đưa ra
các dịch vụ thu gom, sửa chữa và tái chế đồ điện tử cũ nhờ việc phân tích nhu cầu
khách hàng. Họ đã xây dựng nhiều trung tâm tái chế của riêng mình trên khắp đất nước và cũng bắt tay với một doanh nghiệp tên là eSpares từ vài năm nay để cung
cấp phụ tùng thay thế cho khách hàng.
Các công ty cũng có thể giảm khí thải carbon trong quá trình vận hành nếu lưu ý đến những quy trình IT nội bộ của mình. Sajith Kumar, Giám đốc công nghệ thông tin của
Happiest Minds Technologies ở Ấn Độ, nêu ra một số sáng
kiến – từ đơn giản như thiết lập
cài đặt máy in để đảm bảo rằng mọi người chỉ in những gì cần thiết, chuyển
công tác sao lưu vật lý định kì và tốn kém sang các đám mây công cộng tiết kiệm năng lượng hơn, đến tự động hóa một loạt các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại bằng chatbot để nâng cao hiệu suất và đem lại lợi ích môi trường tổng
thể.
Những người tiên phong về IT xanh tin rằng công nghệ thông tin có thể giúp thế giới giảm
phát thải hiệu quả nếu chúng giải quyết được những vấn đề môi trường của chính mình.
Tín
hiệu tích cực là một số khu vực như thiết kế AI đang cố gắng hướng tới các mô hình AI nhẹ hơn và "xanh" hơn bằng cách bắt chước não người. Trong
khi đó, những trung
tâm dữ liệu lớn cũng đang tìm cách tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ
cấu điện của mình để khiến việc sử dụng các dịch vụ IT trở nên sạch hơn.
Tham khảo:
https://www.computerweekly.com/blog/Cliff-Sarans-Enterprise-blog/COP26-ITs-role-in-tackling-climate-change
https://sea.pcmag.com/artificial-intelligence-1/36940/ai-could-save-the-world-if-it-doesnt-ruin-the-environment-first
https://www.expresscomputer.in/features/how-to-build-the-agenda-for-sustainable-it/77473/