Vào một ngày cuối tháng 5, cảnh sát Thái Lan bố ráp một bãi phế liệu ở ngoại ô Bangkok với đầy đủ các dấu hiệu của một kho ma túy….
Ùa vào một khu nhà lộ thiên, các sĩ quan cảnh sát Hoàng gia Thái Lan tìm thấy nhiều công nhân chui từ Lào, Myanmar đang thực hiện các công việc nguy hiểm, tiếp xúc với nhiều khí độc và bụi bẩn. Họ thuộc tầng thấp nhất trong mạng lưới giao thương quốc tế đang bùng nổ.
Sản phẩm mà họ xử lý không phải heroin hay thuốc lắc mà là hàng đống máy tính, dây điện và bảng mạch cũ mà nơi xuất xứ của chúng nhiều khả năng là Hoa Kỳ.
Nhờ nhu cầu ngày càng cao của con người cho các sản phẩm điện tử, rác thải công nghệ đã trở thành loại hình có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Những số liệu tái chế rác thải mới nhất cho biết Hoa Kỳ thải ra hơn 6,9 triệu tấn rác thải công nghệ mỗi năm – tương đương với 80kg đồ phế thải cho mỗi hộ gia đình gồm 4 người.
Các loại phế thải này bao gồm tủ lạnh cũ, ti vi, máy hút bụi, máy sấy tóc, điện thoại, máy tính và rất nhiều thứ nữa.
Nhưng những thứ vứt đi ấy lại chính là báu vật
Trên quy mô thế giới, tổng số rác thải công nghệ hàng năm được dự báo sẽ đạt mức 57 triệu tấn vào năm 2021, nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó được tái chế.
Nhưng còn một thứ khác gây sốc hơn khối lượng rác thải công nghệ thải ra mỗi năm, chính là giá trị của đống rác đó, với con số ít nhất là 61 tỷ đô la.
Để dễ hình dung, lượng vàng bị vứt đi tương đương 10% sản lượng vàng khai thác mỗi năm.
Có lẽ chúng ta nên dừng việc chôn vàng xuống đất…
Để xử lý rác thải công nghệ, ở Mỹ người ta chọn cách chôn xuống đất, đốt chúng, tái chế hoặc vứt lung tung đâu đó. Nhưng phần lớn những thứ có giá trị sẽ kết thúc quãng đời của chúng ở các quốc gia khác, làm giàu cho các “mỏ vàng” không phép ở Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.
Những nơi này tách các phần có giá như vàng, bạc, platin, đồng và nhiều thứ khác. Nếu tất cả kim loại được thu hồi từ 100.000 chiếc điện thoại, người ta sẽ thu được 2,4kg vàng, 900kg đồng, 25kg bạc… Số kim loại này có giá khoảng 250.000 đô la theo giá thị trường vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình thu hồi thô sơ tại các nước đang phát triển là thải ra nhiều chất độc làm ô nhiễm nguồn nước địa phương.
Khi những thiệt hại đang gia tăng, các công ty và quốc gia đang rục rịch khởi động các chương trình giảm thiểu rác thải công nghệ.
Apple đã giới thiệu một robot tên Daisy để tái chế iPhone, Trung Quốc cấm nhập khẩu rác. Và những nhà vô địch Olympic Tokyo năm 2020 sẽ nhận huy chương làm bằng vật liệu thu hồi từ đồ điện tử bỏ đi.
Video về robot Daisy của Apple:
Theo Hustle