Chi tiết của kế hoạch này sẽ được mổ xẻ tại một phiên họp của các bộ trưởng phụ trách vấn đề lao động, việc làm của G7 tại Italy từ ngày 11 đến 13/9/2024 nhưng như một quan chức tham gia vào nhiều cuộc thảo luận về AI thì “đây là một tín hiệu rất quan trọng cho thấy G7 đã quyết định tập trung vào khía cạnh này” của AI.
Ước tính, số lượng việc làm bị ảnh hưởng bởi AI trải rộng ở phạm vi hàng trăm triệu, trong đó có một số việc thành tự động hóa, một số khác thì bị chuyển đổi. Các hệ quả chính trị có thể rất to lớn. Những người bi quan cảnh báo, những chênh lệch tiền lương và căng thẳng địa chính trị ngày càng mở rộng trong khi những người lạc quan lại nói AI có thể đem lại lợi ích, ví dụ đối với người khuyết tật hoặc những người kỹ năng lao động thấp và thúc đẩy hiệu quả kinh tế cho tất cả mọi lĩnh vực.
“Những hành động cụ thể” được hứa hẹnThông tin về kế hoạch của nhóm G7 plan, thông qua bản thông cáo chung dày 36 trang của các nhà lãnh đạo vào ngày 14/6 vừa qua, đã không được chú ý nhiều giữa hàng đống vấn đề khác của hội nghị thượng đỉnh.
“Chúng tôi sẽ lập một kế hoạch hành động về việc sử dụng AI trong thế giới việc làm”, thông cáo báo chí của G7 nhấn mạnh. Kế hoạch này sẽ dự tính “những hành động cụ thể có thể thúc đẩy tiềm năng của AI để tăng cường việc làm và quyền của người lao động cũng như việc tiếp cận một cách đầy đủ việc tái đào tạo và nâng cao kỹ năng làm việc trong khi vẫn giải quyết được các thách thức tiềm năng và nguy cơ rủi ro cho thị trường lao động của chúng ta”.
Quyết định này phản chiếu một “kế hoạch hành động” về việc làm mà các bộ trưởng của các quốc gia thành viên tổ chức OECD đã nêu tại hội nghị thường niên tại Paris vào tháng 5/2024. Và một tổ chức khác, Đối tác toàn cầu về AI, do Chính phủ Pháp và Canada sáng lập vào năm 2019, đã thúc đẩy hành động này. Trong báo cáo vào năm ngoái, nhóm này đã nêu một sự thật là không có “một sự thảo luận về tác động về việc làm của công nghệ này”.
Nhưng điều đó đang thay đổi, một trong những chỉ dấu là bài phát biểu tập trung vào AI của Giáo hoàng Francis. Nó có thể, ông nói, cải thiện “khả năng tiếp cận tri thức, sự tiến bộ theo cấp số nhân của nghiên cứu khoa học và khả năng giao những việc làm có yêu cầu khắt khe và khó thực hiện cho các cỗ máy. Tuy nhiên cùng với điều đó, nó cũng mang đến vấn đề pháp lý lớn hơn giữa các cường quốc và quốc gia đang phát triển hay giữa những tầng lớp xã hội thống trị và bị trị”. Để tránh những điều tồi tệ sẽ xảy ra, đạo đức con người phải đủ sức kiểm soát máy móc, ông nói.
Dữ liệu chưa đầy đủ Một phần của các vấn đề chính trị là tốc độ phát triển AI quá nhanh. Rất nhiều nghiên cứu về tác động lao động đã lạc hậu do thực hiện trước khi “quả bom” Chat GPT và những chương trình AI tạo sinh khác bùng nổ vào năm ngoái. “Nó khác biệt với những công nghệ khác từng biết trước đây”, Stijn Broecke, một nhà kinh tế lao động ở OECD, nhận xét.
Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vào năm ngoái đã ước tính, 5,5% việc làm trong các nền kinh tế hùng mạnh có thể được tự động hóa bằng AI, so với 0,4% ở các quốc gia phát triển (do sự phụ thuộc vào nông nghiệp và các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên khác). Nhưng một tỉ lệ việc làm cao hơn – 13,4% trong các quốc gia phát triển và 10,4% trong quốc gia đang phát triển – có thể được “tăng cường” hoặc chuyển đổi sang sử dụng các công cụ AI cho các nhiệm vụ cụ thể.
Tuy nhiên ngay trong các vùng cũng có những khác biệt lớn. Trong triển vọng việc làm toàn cầu thường niên, OECD ước tính là các quốc gia Đông Âu như Hungary và Slovakia cũng có nguy cơ rủi ro cao nhất về tự động hóa việc làm, trong khi Luxembourg, Anh và Thụy Điển có mức rủi ro thấp nhất.
Tác động tiềm ẩn còn ở những mức rất khác nhau. Tuy nhiên, theo GPAI – nhóm nghiên cứu có công trình được G7 trích dẫn trong thông cáo, hạng mục gồm các ngành nghề nằm ở giữa hai nhóm trên vẫn còn là một câu hỏi lớn. Nó bao gồm 281 triệu người làm các việc có thể trở thành tự động hóa hoặc chuyển đổi bằng AI tạo sinh nhưng theo những cách nào thì vẫn chưa được hiểu rõ. Họ kêu gọi cần có nghiên cứu cũng như các biện pháp bảo vệ xã hội mới, tập huấn và đầu tư để đảm bảo là tác động của AI tạo sinh dẫu có thì sẽ tích cực hơn là tiêu cực.
Tuy nhiên cho đến nay, Broecke cho biết, các nhà kinh tế vẫn chưa đo lường được bất cứ mất mát nghề nghiệp thực tế nào do AI; trên thực tế, tuyển dụng vẫn tiếp tục gia tăng trong những nghề đòi hỏi kỹ năng cao như bác sĩ và luật sư. Và trong những nghề này, cũng có một số bằng chứng là nơi nào AI được sử dụng sẽ giúp lao động ít kỹ năng gia tăng hiệu suất. Thậm chí, hiệu quả kinh tế toàn diện có thể là tích cực: vì người lao động làm việc hiệu quả do sử dụng AI, hàng hóa và dịch vụ trở nên rẻ hơn – điều đó tiếp nhiên liệu cho việc tuyển dụng nhiều hơn.
Broecke cũng chỉ ra việc đưa máy rút tiền vào ngân hàng trong những năm 1960 và 1970 cũng thêm hiệu suất làm việc hơn, dù lúc bắt đầu người ta dự đoán khả năng mất việc. Với AI, kết quả tương tự cũng có thể xảy ra “khi khiến cho chúng ta làm việc hiệu quả hơn”.
Những vấn đề phía trướcTuy nhiên các nhà kinh tế cảnh báo, có nhiều vấn đề xã hội và đạo đức lớn ở phía trước. Vì với bất kỳ công nghệ mới nào xuất hiện thì cũng dẫn đến một số việc làm mất đi và một số việc mới xuất hiện – sự rối loạn từ đó có thể làm trầm trọng hơn bất bình đẳng và xung đột. Những nguy cơ rủi ro việc làm khác do phân biệt chủng tộc, mất sự riêng tư, bị thuật toán kiểm soát (như điều đã xảy ra ở các kho chứa hàng của Amazon)...
Những vấn đề như vậy giờ vẫn còn đang nghiên cứu. Theo Matthias Peissner, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp Fraunhofer ở Stuttgart, “Những gì chúng ta thực sự cần là hiểu cách chúng ta phản ứng với AI như thế nào? cách chúng ta muốn định hình tương lai của mình như thế nào?”
Nguồn: https://sciencebusiness.net/news/ai/g7-leaders-order-action-plan-how-ai-could-affect-global-jobs