Khoa học & Phát triển xin gửi tới độc giả thông tin về những nội dung chính trong số báo tuần này.
Nổi bật
🌀 One Health: Khởi đầu nào cho Việt Nam? Những biến đổi của môi trường sống, sự mất mát đa dạng sinh học, sự gia tăng tiếp xúc giữa người với động vật, biến đổi khí hậu… đang trở thành những nguyên nhân khiến nguy cơ rủi ro dịch bệnh đang ngày một xuất hiện nhiều hơn.
🌀 Tương lai của nhãn hiệu mùi ở Việt Nam.Khả năng truyền tải thông tin qua đường khứu giác đã biến nhãn hiệu mùi trở thành loại nhãn hiệu tạo sự phân biệt tốt nhất, song cũng ít phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
🌀 Dạy khởi nghiệp tại đại học.Các giảng viên nói rằng họ thấy sinh viên ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc tự mở công ty của riêng mình. Do vậy, một số trường đang cung cấp các môn học liên quan.
🌀 Mở rộng góc nhìn quản lý các chất thải môi trường. Triết gia người Pháp Alexandre Monnin đưa ra khái niệm “tài nguyên chung tiêu cực” để chỉ những thứ gây hại cho cộng đồng và môi trường xung quanh nhưng chúng ta buộc phải quản lý và chăm sóc. Áp dụng khái niệm này, chúng ta có thể mở rộng góc nhìn đối với vấn đề quản lý các chất thải môi trường.
🌀 SRP: Bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững. Với 41 yêu cầu hướng đến canh tác lúa gạo bền vững, Bộ tiêu chuẩn SRP sẽ giúp “gia tăng thu nhập cho tất cả những người nông dân, chứ không chỉ là những nông dân tiếp cận với thị trường xuất khẩu”.
🌀 Nghiên cứu mới lý giải gió mùa mùa đông ở châu Á. Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một kỹ thuật mới giúp làm sáng tỏ hiện tượng gió mùa mùa đông – hiện tượng mang đến lượng mưa lớn vào mùa thu và mùa đông và có thể gây ra lũ lụt và lở đất trên khắp Đông Nam Á.
🌀 Năm bước đến ISEF. Với kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu giáo dục STEM tại Mỹ, đồng thời là thành viên ban giám khảo Hội thi Khoa học và Kỹ thuật ISEF 2024, TS. Nguyễn Thành Hải, ĐH Missouri, đề xuất một số giải pháp giúp học sinh Việt Nam gặt hái nhiều thành công hơn nữa tại các sân chơi khoa học quốc tế lớn.
🌀 Đừng như con ếch lên dây cót. Qua cuốn sách “Đừng như con ếch lên dây cót”, tác giả Nguyễn-Kim Mai Thi đã làm rõ “mẫu số chung nhỏ nhất” cho các cuộc tranh luận khoa học trong xã hội, từ đó giúp người đọc không bị biến thành nạn nhân của tin giả hay các thuyết âm mưu xuyên tạc khoa học.
______________________
Chi tiết:
📌 TIN TRONG NƯỚC
- Viện NLNTVN tăng cường hợp tác khu vực về phân tích và ứng dụng đồng vị trong môi trường
- Viện Nghiên cứu hạt nhân nhận danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”
- Trao Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2023
- Diễn đàn Nước Thế giới 2024: Hợp tác là chìa khóa giúp quản lý nước bền vững
- Những hợp chất gây ô nhiễm mới trong thực phẩm, dược phẩm và môi trường
- Các đập thủy điện làm suy giảm cá ở lưu vực sông Mê Kông
- Đánh giá về việc giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
- Trại hè trực tuyến về trí tuệ nhân tạo cho giáo viên
- Công nghệ chuyển hóa bùn thành cellulose vi khuẩn đoạt giải Nhất Sáng kiến Khoa học 2024
📌 TIN QUỐC TẾ
- Tuổi thọ toàn cầu sẽ tăng gần 5 năm vào năm 2050
- Liệu pháp gene giúp điều trị bệnh điếc bẩm sinh
- NASA hợp tác với ESA tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa
- Tre trong suốt có khả năng thay thế kính thủy tinh
- TikTok thử nghiệm video dài 60 phút, thách thức sự thống trị của YouTube
- Giá khoáng sản dùng cho công nghệ năng lượng sạch có xu hướng giảm
🌏 QUỐC TẾ
- Chính sách hỗ trợ mới của NSF: Nhà khoa học sử dụng siêu máy tính để ứng dụng AI
️🎯 SỨC KHỎE
- One Health: Khởi đầu nào cho Việt Nam?
- Vũ khí mới chống lại bệnh lao kháng thuốc
🌾 MÔI TRƯỜNG
- Mở rộng góc nhìn quản lý các chất thải môi trường
- SRP: Bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững
- Nghiên cứu mới lý giải gió mùa mùa đông ở châu Á
☄️ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
- Tương lai của nhãn hiệu mùi ở Việt Nam
🔥 KHỞI NGHIỆP
- Dạy khởi nghiệp tại đại học
👁️ KHOA HỌC XÃ HỘI
- 'Không gian cá nhân' trong các nền văn hóa
☁️LỊCH SỬ KHOA HỌC
- Clarence Birdseye: Người sáng lập ngành công nghiệp thực phẩm đông lạnh
- Luke Howard: Người đặt tên cho các đám mây
🍇KHÁM PHÁ
- Tại sao vitamin được đặt tên theo chữ cái?
- Lịch sử ngọt ngào của mứt nhuyễn
📖 ĐỌC SÁCH
- Đừng như con ếch lên dây cót
🎓 GIÁO DỤC
- Nhật Bản: Chính sách truy cập mở tạo sức ép mới lên nhà nghiên cứu
- Năm bước đến ISEF
🍃 GIỚI THIỆU
- QUATEST 3: Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/1963 - 18/5/2024)
*
Để đặt mua các số báo hoặc chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác quan tâm về ấn phẩm, bản điện tử PDF của
Khoa học & Phát triển, vui lòng xem tại:
https://bit.ly/DatMuaKHPT
Ngoài ra, độc giả có thể mua lẻ từng số tại địa chỉ: Tòa soạn Báo Khoa học & Phát triển, số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024 39427689.