Ngày 19/5, trong khuôn khổ ngày hội STEM 2019, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trao giải cuộc thi tìm hiểu Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Năm 2019 được Liên hiệp quốc chọn là Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học hay còn gọi là Bảng Tuần hoàn Mendeleev (IYPT2019), nhằm tôn vinh những giá trị mà Bàng Tuần hoàn Mendeleev mang lại cho cộng đồng kể từ khi ra đời vào năm 1869. Cho đến nay, Bảng tuần hoàn Mendeleev đã có 118 nguyên tố hóa học và con số này còn tiếp tục tăng lên do các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm khiếm và khám phá những đặc tính mới của các chất.
Hưởng ứng tinh thần đó, theo sự phát động của Bộ KH&CN, trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học” với hai chủ đề: thiết kế, xây dựng mô hình sáng tạo bảng hệ thống tuần hoàn; và ứng dụng KH&CN trong việc tăng cường hiểu biết của xã hội về bảng hệ thống tuần hoàn và các nguyên tố hóa học.
Cuộc thi đã thu hút được hàng chục tác phẩm đến từ các trường THPT, THCS trên địa bàn các tỉnh trên cả nước.
Phát biểu tại lễ khai mạc ngày hội STEM 2019, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc chia sẻ rằng trong Bảng Tuần hoàn, ta có thể tìm thấy những nguyên tố có tên gắn với tên gọi của quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium... Ông bày tỏ hy vọng, biết đâu từ những hoạt động như Ngày hội STEM, một ngày nào đó sẽ xuất hiện những nhà khoa học khám phá được một nguyên tố mới để gắn với tên gọi Việt Nam.
Dưới đây là danh sách của các cá nhân/nhóm đạt giải.
Giải nhất
Tác
phẩm giải nhất
|
Tác
giả
|
Đơn
vị
|
Tòa nhà tuần hoàn hóa học
|
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
|
Trường THPT Hà Nội Academy, Hà Nội
|
Thế giới Hóa học
|
Trần Trung Hiếu, Trần Gia Bảo, Trần Đoàn Vũ
|
Trường THCS Tống Phan, Phù Cừ, Hưng Yên
|
Hóa học có thú vị không
|
Nguyễn Đặng Hải; Vũ Ngọc Quý
|
Trường Phổ thông liên cấp Edison, Hà Nội
|
Giải nhì
Tác phẩm giải nhì
|
Tác giả
|
Đơn vị
|
Bảng tuần hoàn tái chế từ chai nhựa
|
Tập thể lớp11A15
|
Trường THPT Yên Phong số 2, Bắc Ninh
|
Sách nguyên tố Hóa học
|
Nguyễn Hồng Anh, Vũ Trúc Quỳnh Anh, Vũ Trúc Quỳnh Anh, Bùi Hồng Hải, Nguyễn
Thu Hằng, Đỗ Vũ Trúc Quỳnh
|
Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
|
With QR code
|
Tập thể lớp 11 Hóa
|
Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
|
Cẩm nang bảng HTTH 4.0
|
Nguyễn Xuân Nghị, Nguyễn Duy Tân, Lê Duy Thức, Phan Gia Huy, Nguyễn
Gia Tường Vy
|
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP. Hồ Chính Minh
|
Viết về các nguyên tố hóa học: Thủy ngân
|
Nguyễn Thị Bích
|
Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
|
Nguyên Tố Uranium
|
Nguyễn Cao Quỳnh Chi; Vũ Thu Nga; Nguyễn Đức Tâm; Lê Nhật Thanh; Đặng
Huyền Thanh; Đỗ Hà Dương; Hoàng Nguyễn Huy Tùng; Nguyễn Thị Diễn Quỳnh
|
Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam
|
Giải Ba
Tác
phẩm giải ba
|
Tác
giả
|
Đơn
vị
|
Bảng tuần hoàn dạng gấp
|
Trần Thanh Thảo
|
Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng
|
Món quà của Mendeleev
|
Đoàn Hiểu Phương, Ngô Hàn Chi, Nguyễn Thị Thu Trang, Vũ Hoài Linh, Lâm
Khánh Linh, Hạ Linh Chi, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thanh Trúc
|
Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
|
Bảng tuần hoàn thân thiện với môi trường
|
Lê Ngọc Long, Đặng Thu Loan, Trần Nhật Minh, Bùi Thị Vân Anh, Đào Thu
Hiền, Nguyễn Bá Vũ, Võ Chí Tùng, Nguyễn Thanh Minh
|
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
Phần mềm: Sp for Chem
|
Trương Tấn Thành
|
Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
|
A-maze-ing Chemistry
|
Lê Thành Trung; Lưu Hoàng Nam
|
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
|
Trang Web bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố Hóa học
|
Đào Kim Nhã; Hồ Nguyễn Thị Minh Hà ; Phạm Hiệp Lực; Lục Mai Thanh ; Nguyễn
Đình Khôi; Nguyễn Quỳnh My
|
Trường THCS và
THPT Đinh Thiện Lý, Thành phố Hồ Chí Minh
|
Lời nhắn nhủ của oxi
|
Hoàng Phương Thảo
|
Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
|
Cacbon thật thú vị
|
Tạ Thị Ngọc Anh
|
Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
|
Sắt đáng giá bao nhiêu
|
Bùi Châu Khánh Đan
|
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thành phố Hồ Chí Minh
|
Giải phụ
Giải phụ
|
Sản phẩm
|
Tác giả
|
Đơn vị
|
Giải Sản phẩm tiềm năng ứng dụng
|
Virtual Chemistry - Hóa học trong không gian thực tế ảo
|
Hoàng Trung Hiếu; Vũ Lê Thế Anh; Đỗ Thành Nhơn; Nguyễn Gia Huy; Nguyễn
Hồ Thăng Long
|
Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM
|
Giải Sản phẩm áp dụng công nghệ cao
|
ELA board game
|
Phạm Nhật Phi; Vũ Ngọc Bảo Trâm; Ninh Song Hiệp; Nguyễn Phúc Anh Thư;
Lê Phạm Yến Nhi; Bùi Thị Kim Thư
|
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thành phố Hồ Chí Minh
|
Giải Tập thể có nhiều sản phẩm dự thi
nhất
|
|
|
Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh
|
Ngô Hà