Đại dịch Corona đã tạo ra vô vàn nghiên cứu và thí nghiệm trên thế giới. Cho dù hiện nay con người đã biết nhiều điều về Sars-CoV-2 so với cách đây một năm. Tuy nhiên nhiều vấn đề trọng tâm vẫn chưa được làm rõ.
Thành công lớn nhất và quan trọng nhất là trong một thời gian tương đối ngắn các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công các loại vaccine phòng chống COVID-19. Tuy nhiên người dân cũng như các nhà quản lý còn một số vấn đề quan trọng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải hoặc giải chưa thỏa đáng.
Trung tâm Khoa học Truyền thông ở Köln đã hỏi hơn 40 nhà khoa học theo họ thì hiện còn những vấn đề gì quan trọng, khẩn thiết nhất cần làm rõ về vấn đề này. Cho dù đây không phải là một cuộc khảo sát mang tính đại diện song nó cho chúng ta thấy câu trả lời có tính chất chủ quan bổ sung vào tấm bản đồ về các mảng trống kiến thức của chúng ta.
Nhiều chuyên gia thấy câu hỏi trọng tâm là tại sao con người lại có phản ứng quá khác nhau đối với virus corona. Trong khi ở một số người bị lây nhiễm Sars-CoV-2 nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng, ở một số người khác thì có biểu hiện nhẹ và một số người thì bị trở bệnh nặng đến nỗi phải điều trị ở bệnh viện. Trong số này lại có người phải điều trị đặc biệt.
Cho đến nay nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau đã được làm rõ. Điểm nổi bật là nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nặng cao hơn ở phụ nữ và tuổi càng cao thì nguy cơ bị lây nhiễm cũng tăng lên. Có mối tương quan giữa lây nhiễm với một số bệnh nền nhất định như đái tháo đường và áp huyết cao, điều này là chắc chắn. Một số yếu tố khác cũng có vai trò nhất nhật định như nhóm máu, béo phì, các loại hormon khác nhau hay sự hiện diện hoặc không hiện diện một số gene nhất định - đặc biệt là những gene mà người Homo sapien đã tiếp nhận từ người Neanderthal.
Những phản ứng của vật chủ của virus chưa được làm rõ
Giáo sư Andreas Schuppert của RWTH Aachen cho rằng “theo tôi vấn đề khẩn thiết cần làm rõ là bệnh nhân như thế nào thì có nguy cơ bị lâm bệnh nặng ngoài các yếu tố đã biết như tuổi tác, áp huyết cao và đái tháo đường”.
Giáo sư Jacob Nattermann thuộc Bệnh viện trường Đại học Bonn nhận thấy cần chú trọng nghiên cứu về lĩnh vực sau. “Ngoài các yếu tố liên quan đến virus và các vấn đề tiền sử về sức khỏe, phản ứng của vật chủ dường như là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định, nếu không nói là quan trọng nhất, đối với tình trạng nghiêm trọng của bệnh”.
Mặc dù các phản ứng khác nhau của người lớn khi bị nhiễm Sars-CoV-2 đã bị hiểu nhầm, nhưng sự tương tác của virus ở trẻ em lại đặt ra nhiều câu hỏi hơn nữa. Giáo sư Johannes Hübner đến từ Bệnh viện Đại học Munich (LMU) cho biết: “Đối với tôi, câu hỏi quan trọng nhất là tại sao bệnh ở trẻ em lại khác hoàn toàn so với bệnh ở người lớn”.
Cho đến nay vẫn chưa có liệu pháp chuyên trị
Có nhiều giả thuyết khác nhau có thể giải thích sự khác biệt này - chẳng hạn như mật độ khác nhau của các thụ thể ACE-2, các kháng thể phản ứng chéo chống lại virus corona hoặc hệ thống miễn dịch bẩm sinh thậm chí còn mạnh hơn ở trẻ em. Hübner nói: “Nhưng cuối cùng thì không có gì rõ ràng, câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ cũng có thể giúp chúng ta trong việc phát triển phương pháp trị liệu”.
Trên thực tế, việc phát triển một loại thuốc hoàn toàn có hiệu quả chống lại Covid là rất khó nếu bạn không hiểu tại sao mọi người lại phản ứng với virus khác nhau và chi tiết như thế nào. “Chúng tôi cũng cần liệu pháp cụ thể chống lại COVID-19. Cho đến nay, điều đó hoàn toàn không có”giáo sư Peter Kremsner từ Đại học Tübingen cho biết.
Phát triển một loại thuốc có tác dụng toàn diện chống covid là rất khó, khi không biết, tại sao người ta về chi tiết lại phản ứng rất khác nhau với virus. “Chúng ta cần có liệu pháp đặc trị đối với COVID-19. Liệu pháp đó cho đến nay hoàn toàn không có”, giáo sư Peter Kremsner thuộc Đại học Tuebingen.
Giáo sư Maria Vehreschild từ Bệnh viện Đại học Frankfurt cũng coi việc phát triển một liệu pháp hiệu quả là “đặc biệt cấp bách”. Bà yêu cầu: “Cần có một loại dược phẩm, ví dụ như một loại thuốc viên, sử dụng dễ dàng và tránh cho bệnh nhân bị ốm đến mức phải nhập viện”. Ngoài ra, cần có một loại thuốc ngăn chặn nhu cầu thông khí cho những người ốm nặng.
"Long Covid" phổ biến ở trẻ em đến mức độ nào?
Với giáo sư Gerd Fätkenheuer thuộc Bệnh viện trường Đại học Koeln thì ưu tiên hàng đầu rất rõ ràng là “Phát triển các loại thuốc có hiệu lực tốt chống lại Sars-CoV-2”.
Các nhà khoa học khác lại đặc biệt quan tâm đến các vấn đề còn để ngỏ đối với hiện tượng Long Covid, tức tác động lâu dài đến sức khỏe những người từng bị bệnh corona - cho dù chỉ bị diễn biến bệnh khá nhẹ nhàng.
“Hiện tại tôi coi vấn đề tác động lâu dài - Long Covid có ý nghĩa lớn nhất”, theo giáo sư Rafael Mikolajczyk thuộc Đại Học Halle, và không chỉ có riêng ông mới quan tâm đến điều này. “Một câu hỏi quan trọng đối với tôi là mức độ xuất hiện Long Covid ở trẻ em thực sự như thế nào?”, giáo sư Reinhard Berner thuộc Bệnh viện trường Đại học Dresden thắc mắc “và - ai bị, ai không bị?”
Chủ Đề sẽ quyết định trong mùa thu tới
Claudia Denkinger thuộc Bệnh viện Đại học Heidelberg nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trẻ em bị ảnh hưởng của Long Covid đối với xã hội. Bà tiên đoán: “Sự cân nhắc giữa mức độ trẻ em bị ảnh hưởng bởi Long Covid, mức độ về tác động phụ do phải đóng cửa các trường học và tác động phụ của tiêm chủng Sars-CoV-2 sẽ quyết định về tình hình vào mùa thu này”.
Giáo sư Ulf Dittmer thuộc Bệnh viện trường Đại học Essen thì cho rằng: “Hiện tại có lẽ câu hỏi quan trọng nhất là tiêm chủng tác dụng được bao lâu và nó có chống lại được mọi phiên bản virus không?” Ngoài ra là ý kiến của một số giáo sư về hiệu quả tạo miễn dịch của vaccine mRNA? Số lần tiêm chủng bổ sung cần thiết là bao nhiêu lần? Đây là những câu hỏi có ý nghĩa quyết định khi phải chuẩn bị cho làn sóng tiêm chủng đợt ba.
Khi nào cần tiêm chủng bổ sung?
Giáo sư Marylyn Addo Bệnh viện Đại học Hamburg-Eppendorf (UKE) nêu chi tiết : “Với tôi hiện có hai vấn đề là trọng tâm: một mặt là tương quan giữa khả năng bảo vệ của vaccine, mặt khác là thời gian miễn dịch sau tiêm chủng hoặc sau khi bình phục là bao lâu, khi nào thì cần tiêm chủng bổ sung cho nhóm đối tượng nào và cuối cùng, chúng ta theo đuổi chiến lược nào trong những tháng tới và năm tới?”
Giáo sư Robert Thimme Bệnh viên ĐH Freiburg lại cho rằng “Với tôi điều quan trọng nhất là thời gian hữu hiệu và diện tác dụng của vaccine: Thời gian hữu hiệu là bao lâu và vaccine có tác dụng tới tất cả các biến thể virus hay không?”
Giáo sư Christian Althaus Đại học Bern nhìn vấn đề một các dài hơi: “Liệu chúng ta có thể dùng vaccine để trị đại dịch bảo vệ được sức khỏe tựa như đối với bệnh cúm mùa?” Trên cơ sở đó mới có thể quyết định về những biện pháp chống virus tiếp theo.
Liệu virus có thể còn nguy hiểm hơn nữa không?
Các biện pháp còn lệ thuộc liệu chúng ta có phải đối diện với các đột biến mới của virus corona hay không và chúng có đặc điểm như thế nào. Nhiều nhà khoa học cho rằng câu hỏi liệu virus sẽ thay đổi như thế nào và có nguy hiểm hơn nữa không là đặc biệt quan trọng.
“Liệu có thể dự báo Sars-CoV-2 sẽ tiếp tục thay đổi như thế nào?”, Andreas Bergthaler thuộc Viện Nghiên cứu Y học phân tử Viện Hàn lâm Khoa học Áo ở Viên hỏi. Chúng ta có phải tính đến virus đột biến bên ngoài protein-mấu (Spike-Protein)? Những “Biến thể - trốn tranh” có thể trốn thoát khỏi sự bảo vệ của tiêm chủng. Có sự quan ngại chung là “Tác động trực tiếp và gián tiếp của tiêm chủng khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đột biến sau này ?”
Xác suất về một đại dịch với Sars-CoV-3?
Nhiều nhà khoa học đều đặt vấn đề về xác suất một biến thể của Sars-CoV-2 sẽ phát triển và làm giảm rõ rệt sự miễn dịch bất chấp tiêm chủng? Nói khác đi, các biến thể mới sẽ hình thành đến mức độ nào. Không những chỉ đề cập đến các đột biến của Sars-CoV-2 một số nhà khoa học còn nêu câu hỏi về: “Nguy cơ xảy ra đại dịch Sars-CoV-3?”