Cây xanh có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ các loại khí độc như benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen và ammoniac có trong không khí. Đó đều là những chất hóa học ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ngứa mắt…

1. Cây trầu bà

Cây trầu bà. Ảnh minh họa.
Cây trầu bà.


Có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra như từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen… chính vì vậy mà cây được xếp vào loại vô địch trong khả năng hấp thụ các độc tố, là loại cây được lựa chọn nhiều. Lưu ý trong cây chứa độc tố nên cần trồng cách xa tầm với của trẻ em và động vật trong nhà.


2. Cây huệ bình

Cây huệ bình.
Cây huệ bình.

Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ. Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.

3. Cây xương rồng càng cua

Cây xương rồng càng cua.
Cây xương rồng càng cua.

Ở phương tây, loài cây này được biết đến dưới cái tên Christmas Cactus – cây xương rồng cho lễ Giáng sinh. Dáng đẹp, chịu được thời tiết khắc nghiệt, nó có khả năng loại trừ chất formaldehyde có trong đồ gỗ hay bàn ghế tủ trong nhà. Trái với quy luật như những loài cây khác, loại cây này chỉ nhả ôxi về đêm nên khuyến khích để trong phòng ngủ hay phòng xem tivi.

4. Cây nha đam

Cây nha đam (lô hội).
Cây nha đam (lô hội).

Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.

5. Ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì.
Cây ngũ gia bì.

Ngũ gia bì được Nasa chứng minh là hiệu quả trong việc làm giảm formaldehyde, toluene và benzene từ không khí. Đặc biệt cây còn có tác dụng đuổi muỗi.

6.Cây đỗ quyên

Cây hoa đỗ quyên.
Cây hoa đỗ quyên.

Bên cạnh những bông hoa rực rỡ siêu đẹp, đỗ quyên còn có tác dụng giúp không khí của bạn không bị ảnh hưởng bởi chất formaldehyde vốn tìm thấy ở ván ép, đồ nội thất và thảm. Tuy vậy loại cây này lại chứa andromedotoxin và arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.

7. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ.

Cây lưỡi hổ dễ trồng, trong hoàn cảnh thiếu sáng hay thiếu nước, cây vẫn phát triển được. Cây có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ formaldehyde, benzene, trichloroethylene ở nhà hay văn phòng. Vào ban đêm, cây cũng giúp hấp thụ carbon dioxide và "nhả" khí oxy

8. Thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan.
Cây thiết mộc lan.

Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.