Tháng 2/2018, một hồ sơ xin cấp bằng sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga cho thấy, công ty vũ khí Almaz-Antey đã phát minh ra một máy bay không người lái (drone) tích hợp súng trường có hình dáng gợi nhớ đến khẩu AK-47 huyền thoại của Kalashnikov.

Mặc dù có rất ít thông tin mô tả chi tiết, tuy nhiên đó có thể là một thiết kế tương đối thô sơ – theo nhiều hình ảnh phát tán trên mạng, bao gồm phần thân ở giữa với súng trường tích hợp và cặp cánh được bố trí giống như máy bay. Nhưng chỉ vậy cũng đủ gợi mở một viễn cảnh đáng sợ về tương lai của chiến tranh, trong đó những chiếc drone nhỏ với tầm hoạt động rộng có thể dễ dàng tiêu diệt kẻ thù bằng hỏa lực khiêm tốn.

Thiết kế khá giống với mô hình máy bay thô sơ. Ảnh:

Thiết kế khá giống với mô hình máy bay thô sơ. Ảnh:Almaz-Antey.

Hiện vẫn chưa rõ cơ chế cấp năng lượng cho thiết bị để nó có thể bay, bằng động cơ đẩy, mô-tơ hay cánh quạt (rô-to)? Cùng với đó là loại súng nào, với tính năng độc đáo gì sẽ được tích hợp trên thân drone? Trong khi trang C4isrnet chuyên về tính báo quân sự cho rằng, đó có thể là một khẩu shotgun Vepr 12 (biến thể của AK) thì Business Insider lại thiên về loại súng trường Kalashnikov tiêu chuẩn – với ổ đạn hình quả chuối trải dài khắp thân thiết bị từ đáy.

Cơ chế nào để cấp năng lượng cho thiết bị có thể bay. Ảnh: Almaz-Antey.

Cơ chế nào để cấp năng lượng cho thiết bị có thể bay. Ảnh: Almaz-Antey.

Một thắc mắc nữa liên quan đến thời gian duy trì hành trình bay và sức chứa của ổ đạn, như dự đoán của Business Insider thì “mỗi chiếc drone gắn súng như vậy sẽ có khả năng mang được hơn 30 viên đạn”. Hồi tháng 2/2019, Kalashnikov đã khoe một thiết bị tương tự dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất từ khoảng cách xa (tối đa) đến 40 dặm (64 km) nhờ cơ chế tự phát nổ giống như đánh bom tự sát. Trước đó (tháng 6/2018), quân đội Belarus cũng trình diễn một chiếc drone bốn cánh (quadcopter) có khả năng phóng tên lửa diệt tăng (tank-killing rocker) – Popular Mechanics cho biết.

Với sáng chế kỳ lạ này, mục đích của Almaz-Antey, không gì hơn là để chen chân vào một lĩnh vực mà khi có đủ thời gian để phát triển, chắn chắn sẽ mang lại nhiều lợi thế chiến thuật trên chiến trường. Tuy nhiên, hình dáng của nó khi ấy có lẽ sẽ phải rất khác.

Nguồn: