Chiếc bánh được in bằng công nghệ 3D với 7 nguyên liệu đơn giản và cho hương vị rất khác với món tráng miệng được làm theo cách thông thường.

Tác giả nghiên cứu Jonathan Blutinger cho biết: “Khi cắn miếng bánh, bạn cảm thấy hương vị ập vào khoang miệng theo từng đợt. Tôi nghĩ đó là nhờ việc tạo nhiều lớp bên trong cấu trúc thực tế.”

Nhóm nghiên cứu mua bảy loại nguyên liệu từ cửa hàng địa phương: bánh quy giòn graham, bơ đậu phộng, mứt dâu, Nutella, chuối nghiền, siro anh đào và lớp phủ bánh ngọt. Nguyên liệu nào chưa ở dạng sệt thì họ cho vào máy xay sinh tố.

Điều này cho phép máy in 3D làm ra chiếc bánh bằng cách phun bảy loại nguyên liệu ở dạng sệt theo từng lớp.

Song việc in ra một món tráng miệng giữ được hình dạng không hề dễ dàng. Nhóm nghiên cứu đã phải thử đi thử lại và làm hỏng tới năm chiếc bánh. Cuối cùng, họ đã gia cố cấu trúc của chiếc bánh bằng cách đẩy tỷ lệ bánh quy giòn graham trong chiếc bánh từ 32% lên tới hơn 70%.

Chiếc bánh thất bại.
Chiếc bánh thất bại.

Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm làm sao một tia laser có bề rộng vài milimet có thể nướng sém phần bánh quy giòn graham trong bánh pho-mát. “Nghiên cứu của họ với tia laser cho thấy, giống như trong nấu nướng truyền thống, việc dùng nhiệt chính xác đóng vai trò quan trọng đối với việc định hình kết cấu và cấu trúc”, theo Kyle von Hasseln, CEO của Sugar Lab, một cửa hàng bánh in 3D ở Los Angeles.

Blutinger cho biết tia laser nấu thức ăn bằng cách truyền nhiệt bức xạ, việc này không khác gì chúng ta hâm thức ăn bằng lò vi sóng vì cơ chế của thiết bị này là dùng bức xạ. Điểm khác biệt ở đây là ta có thể điều chỉnh cường độ của tia laser sao cho nó có mức nhiệt cao hơn và tập trung hơn các thiết bị nấu nướng khác.

Chiếc bánh thành công.
Chiếc bánh thành công.

Mỗi lần thử lại, nhóm nghiên cứu đều phải điều chỉnh công thức một cách thủ công trước khi cập nhật các hướng dẫn vào phần mềm máy tính của máy in 3D – và chiếc máy tiến hành theo từng bước nhưng không cách nào biết trước được kết quả. Blutinger dự đoán máy in trong tương lai có thể nhận phản hồi để điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện.

Tuy tiện lợi là vậy song máy in 3D khó lòng xâm nhập vào các căn bếp tại gia do mức giá đắt đỏ. Thiết bị mà Blutinger cùng đồng nghiệp sử dụng có giá khoảng 1.000 USD - mức giá này chưa bao gồm việc chiếu laser, thiết bị chiếutia laser để nấu nướng có thể tốn tới 500 USD. Tuy thế, Blutinger cho biết giá thành của laser đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, phần nào nhờ vào những tiến bộ trong đầu đĩa Blu-ray. Lý do là bởi loại thiết bị dùng blue-ray - hay tia laser màu xanh lam - để đọc này được sử dụng rộng rãi, nhờ thế mà laser không còn quá đắt đỏ nữa.

Quy trình chiếc bánh được in ra:



Nguồn: