Một nhóm SV trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) đã thuyết phục một người nông dân cho nhóm thực nghiệm đề tài “Xử lý bùn thải thành phân hữu cơ”. Thật bất ngờ, sau khi sử dụng phân bón hữu cơ từ bùn, năng suất lúa tăng đến 50%.

Một nhóm SV trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) đã thuyết phục một người nông dân cho nhóm thực nghiệm đề tài “Xử lý bùn thải thành phân hữu cơ”. Thật bất ngờ, sau khi sử dụng phân bón hữu cơ từ bùn, năng suất lúa tăng đến 50%.

Nhóm đã thực hiện song song 2 phương pháp bón phân thông thường và bón phân hữu cơ từ bùn. Thử nghiệm cho thấy, chi phí bón phân hữu cơ từ bùn thấp hơn nhiều so với cách bón phân thông thường.

Ngoài ra, phương pháp mới này còn giảm lượng sâu bệnh hại, nhờ đó, chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật cũng ít đi. Điều này vừa có lợi cho kinh tế, vừa có lợi cho môi trường khi hạn chế sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, là tiền đề hướng đến nông nghiệp xanh - phát triển bền vững.

Để có được thành quả đó, ít ai biết rằng nhóm đã từng bị rất nhiều người nông dân trồng lúa nước ở huyện Châu Thành, Tây Ninh từ chối giúp đỡ.

Việc đem một loại phân bón mới lạ, mà nhất là do SV nghiên cứu và chưa có thực nghiệm trên thực tế, thật khó lòng để những người nông dân dám tin tưởng, biến ruộng đồng của mình thành nơi thí nghiệm” - Trương Bội Linh, trưởng nhóm nghiên cứuchia sẻ.

Mô hình tủ ủ nhiệt để tiến hành quá trình phân hủy kỵ khí. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Mô hình tủ ủ nhiệt để tiến hành quá trình phân hủy kỵ khí. Ảnh: Nhân vật cung cấp

May mắn thay, một nông dân là bạn của một thầy giáo trong trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đồng ý cho nhóm thực nghiệm sản phẩm với suy nghĩ: “Mình không là người tiên phong dẫn đầu thì thành công làm sao đến?”.

Những tháng ngày gắn bó với ruộng đồng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân, nhóm Linh mới hiểu rằng ở nhiều nơi, việc canh tác và chăm sóc ruộng lúa, người nông dân vẫn thực hiện theo cách truyền thống và máy móc.

Việc bón và sử dụng phân theo thói quen cũ mà không có phương pháp bón phân hiệu quả, có kế hoạch, khiến năng suất lúa không cao. Từ những trải nghiệm đó, nhóm càng quyết tâm thực hiệnthành công dự án này.

Ngoài động lực tâm huyết với những người dân nghèo, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, việc xử lý bùn thải từ các nhà máy nước luôn luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bởi lẽ, loại bùn này khi đưa ra ngoài sẽ có tác động không nhỏ đến vấn đề môi trường, vì mùi hôi và chất độc từ bùn có thể làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

Theo nhóm, trước đó đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề xử lý bùn thải tại các nhà máy xử lý nước. Tuy nhiên, các phương pháp nghiên cứu trước đó, phân bón hữu cơ sau khi được xử lý vẫn có mùi hôi vì dùng cách đồng phối trộn phân hủy hiếu khí.

Để tối ưuvà triệt tiêu mùi hôi sau khi cho thành phẩm, nhóm đã sử dụng phương pháp đồng phối trộn phân hủy kỵ khí và cho ra sản phẩm với kết quả rất tốt. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này sẽ thu được một lượng khí biogas nhất định, có thể sử dụng để chạy máy phát điện công suất 0,4 MW.

Mẫu bùn được chúng em lấy tại nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (TP.HCM) bằng máy tách nước ly tâm. Bùn được phối trộn với các loại phế phẩm nông nghiệp là vỏ trấu, mùn cưa, xơ dừa. Hỗn hợp thí nghiệm được điều chỉnh để giữ độ ẩm ở mức 60-70% và tiến hành thí nghiệm xử lý đồng phân hủy các tỷ lệ để tìm ra tỷ lệ phối trộn tối ưu” - Nguyễn Khánh Dương, thành viên nhóm chia sẻ về quá trình xử lý bùn.

Mô hình tủ ủ nhiệt để tiến hành quá trình phân hủy kỵ khí. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Nhóm hy vọng rằng, công trình này sẽ sớm được đưa vào thực tế giải quyết vấn đề môi trường và mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Mô hình được xây dựng trong thí nghiệm là mô hình phân hủy kị khí ở điều kiện Thermophilic (55˚C – 60˚C). Chai chứa mẫu được đựng trong thùng gia nhiệt có thể tích 80 lít.

Đây là loại thùng giữ nhiệt, bên trong được phủ bạc để hạn chế thất thoát nhiệt đồng thời, đảm bảo nhiệt độ được phân tán đều ở tất cả các vị trí. Việc gia nhiệt được thực hiện bởi 2 bóng đèn dây tóc, công suất mỗi bóng là 6W, nhiệt độ được kiểm soát bởi sensor cảm ứng nhiệt. Quạt tản nhiệt hoạt động đối lưu dòng khí bên trong theo chiều hút khí từ dưới lên trên, đảm bảo nhiệt phân tán đều ở tất cả các vị trí.

Như vậy bùn xử lý nước thải sau quá trình kị khí có tiềm năng ứng dụng làm phân bón hữu cơ cho nông nghiệp với nồng độ đề xuất là 3%, phù hợp cho sử dụng trong thời gian dài.

Loại bùn ủ Mesophilic có tiềm năng sử dụng cải tạo đất rất tốt. Tùy vào mục đích mà có thể sử dụng loại bùn ủ này như là một loại phân theo nhiều nồng độ khác nhau kể cả vi lượng lẫn đa lượng.

Bùn xử lý nước thải đô thị chứa chất hữu cơ, các nguyên tố vi lượng và đa lượng rất quan trọng cho sự phát triển của các loại cây trồng. Trong bùn thải có chứa 16 trong số 90 nguyên tố cần cho sự phát triển của thực vật” - Phạm Hồng Diễm, thành viên nhóm cho biết.

Nhóm cho biết, trong tương lai sẽ tiếp tục tiến hành xử lý theo phương pháp đồng phối trộn phân hủy kỵ khí cho cây bèo lục bình để tạo thành phân bón hữu cơ. Đây là loại thực vật trôi trên sông, rạch, làm tắc nghẽn đường giao thông luôn là vấn đề khá bức thiết của thành phố hiện nay.