Lúc TS Nguyên hỏi xin nguồn gene đông trùng hạ thảo, giáo sư Katsuji Yamanaka giãy nảy: “Trời ơi, sao cậu biết tôi có cái này? Ai bày cậu vậy?”. Nhưng sau khi vò đầu bứt tóc, ông vẫn đáp ứng yêu cầu của học trò.
Dáng cao gầy, ánh mắt vui tươi sau cặp kính trắng và kiểu cười sảng khoái, vị tiến sĩ trẻ hơn cái tuổi ngoài 50 này là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, Đại học Đà Lạt.
Người mê nấm và món quà của vị ân sư
Trương Bình Nguyên say mê nấm. Từ hồi làm nghiên cứu sinh, ông đã bị mê hoặc bởi các loại nấm bí hiểm giữa đại ngàn. Đầu đội nón, chân đi ủng, chàng trai trẻ lặn lội hàng tuần trong rừng tìm nấm. Một lần, Nguyên phát hiện cây nấm lạ, nhổ lên thấy phần rễ ký sinh trên ấu trùng sâu đã chết khô. Hỏi nhiều nơi nhưng không ai biết, ông ngâm nó vào dung dịch bảo quản và về sau mới biết đó là đông trùng hạ thảo.
Vài năm sau, khi sang Nhật Bản làm nghiên cứu sinh, Nguyên được gặp GS Katsuji Yamanaka - bậc thầy về nấm trong làng khoa học thế giới. Giáo sư quý Nguyên nên truyền dạy hết ngón nghề. Khi Nguyên sắp về nước, ông bảo: “Con muốn xin cái gì ta cho cái đó, coi như món quà riêng”.
Nguyên không biết xin gì, chỉ thấy vui trong bụng. Một người bạn của giáo sư biết chuyện, bảo Nguyên: “Này, ông đã nói vậy thì cứ xin cái món đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensic ấy, không mấy ai trên thế giới có được đâu”.
Lúc Nguyên hỏi xin, giáo sư giãy nảy: “Trời ơi, sao cậu biết tôi có cái này? Ai bày cậu vậy?”. Và dù than trời trách đất, giáo sư vẫn giữ lời, nâng niu tặng Nguyên nguồn gene đông trùng hạ thảo cực quý hiếm ông mang về từ dãy Himalaya và truyền cho kiến thức rất sâu về đông trùng hạ thảo.
Cơ hội chăm sóc sức khỏe cho người bình dân
Trong hàng trăm loài đông trùng hạ thảo, chỉ 2 loài tốt cho sức khỏe là Cordyceps sinensic và Cordyceps militaris. Trong đó, Cordyceps sinensic hiếm hơn, dược tính cao hơn, đã được TS Nguyên và cộng sự nuôi cấy thành công. Hồi đó, không xin được kinh phí, ông đổ hết tiền lương, tiền giảng dạy vào nghiên cứu.
Năm 2012 những mẻ nấm đầu tiên ra đời, được kiểm nghiệm thành phần và thử nghiệm, ban đầu là trên chuột, sau đó là chính tác giả, rồi tới bạn bè, người thân. “Mẹ mình có u não. Sau mổ cụ rất yếu, gần như không đi được. Bà dùng vài tháng thì tóc mọc lại, đi đứng khỏe khoắn hơn rất nhiều” - TS Nguyên cho biết.
Gần đây, nhóm nghiên cứu đã chuyển giao sản xuất thương mại loại nấm này để làm ra viên nang All&All, sản phẩm 100% Cordyceps sinensic đầu tiên ở Việt Nam. Nếu đông trùng hạ thảo tự nhiên có giá 1 tỷ đồng/kg thì All&All giá 680.000 đồng/lọ 60 viên. “Chúng tôi là nhà khoa học, mong ước làm ra sản phẩm thật tốt với giá thật rẻ để bất cứ người Việt Nam nào cũng có cơ hội sử dụng” - TS Nguyên tâm sự.
Nói về nhà khoa học mê nấm này, TS Võ Tấn Tú - quyền Trưởng khoa Sau đại học, Đại học Đà Lạt - cho biết: “Cần cù, trong sáng là phẩm chất tốt đẹp của người làm khoa học và Nguyên là người như thế. Anh còn là nhà giáo tận tụy với sinh viên, tự bỏ tiền dựng trang trại nấm để phục vụ nghiên cứu và dùng làm vườn thực tập cho sinh viên. Không đam mê và có tâm đức thì khó làm được vậy”.