Sáng 31/8, lễ khởi động báo cáo đầu tiên và toàn diện về đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam đã diễn ra trên nền tảng trực tuyến.
Dự án Phát hành Báo cáo “Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021” do Nền tảng kết nối Đổi mới sáng tạo BambuUP thực hiện, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia (NSSC) thuộc Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN.
Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh - CEO nền tảng kết nối sáng tạo BambuUp, hiện có hơn 95% doanh nghiệp, tập đoàn chưa có đủ thông tin về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam nên sự tương tác hợp tác đề đồng sáng tạo đồng phát triển ở Việt Nam còn rất rời rạc.
Vì vậy, báo cáo toàn cảnh về ĐMST mở ở Việt Nam nhằm vào 4 mục tiêu:
- Cung cấp bức tranh tổng thể toàn diện trên mọi lĩnh vực về hệ sinh thái khởi nghiệp và ĐMST mở;
- Cập nhật phân tích các xu hướng ĐMST ở Việt Nam và trên thế giới cũng như nhu cầu ưu tiên ưu tiên của các doanh nghiệp trong tương lai;
- Đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang ở đâu so với thế giới và đâu là cơ hội phát triển tiếp theo;
- Một cơ sở dữ liệu được đa dạng và cập nhật để các doanh nghiệp, nhà đầu tư, và công ty khởi nghiệp tìm kiếm đối tác tiềm năng.
Cũng theo bà Nhung, nhóm thực hiện báo cáo sẽ đưa ra một bản đồ khởi nghiệp của các ngành kinh tế nổi bật, bao gồm: Bán lẻ (Retail), Công nghệ tài chính (Fintech), Công nghệ Giáo dục (Edtech), Công nghệ Chăm sóc sức khỏe (Healthtech), Công nghệ Tiếp thị và Bán hàng (Martech & Salestech), Nhà hàng (Restaurant), Chuỗi cung ứng (Logistics), Công nghệ Nông nghiệp (Agtech), Công nghệ bảo hiểm (Insurtech),...
Thông tin của báo cáo đã được nhóm dự án thu thập từ các nguồn như Trung tâm NSSC, Văn phòng Đề án 844 – Bộ KH&CN, số liệu thống kê, các nghiên cứu tại bàn (desk research). Bên cạnh đó, nhóm cũng thu thập thông tin trực tiếp từ việc đăng ký của các công ty khởi nghiệp, đánh giá từ phía chuyên gia, khảo sát trực tuyến. Đặc biệt, nội dung báo cáo được hỗ trợ bởi hơn 50 chuyên gia và 30 thành viên Ban cố vấn.
Ông Phạm Dũng Nam,Giám đốc NSSC, bày tỏkỳ vọng: "Báo cáo Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, mà qua đó, tạo ra những nền tảng tri thức, thúc đẩy cùng phát triển. Đây cũng là một hợp phần của Nền tảng đổi mới sáng tạo mở quốc gia (VOIP) mà chúng tôi đang phối hợp với các đối tác trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển, là sáng kiến tập hợp nguồn lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua mô hình giải quyết nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức xã hội thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo."
Sau lễ khởi, đến ngày 15/10 sẽ có bản báo cáo sơ bộ với thông tin chung về xu hướng ĐMST và bản đồ các công ty khởi nghiệp theo lĩnh vực. Đến ngày 25/12 báo cáo sẽ được hoàn thành và phát hành miễn phí với 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh
Báo cáo dự kiến được thực hiện định kỳ hằng năm.
Ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc NSSC cho biết: "Nhu cầu về đổi mới sáng tạo, liên kết hợp tác, và ứng dụng khoa học, công nghệ không chỉ là phương thức, công cụ phát triển mới, mà trên hết, là một tư duy mới, một triết lý mới cho sự phát triển. Bởi vậy, cần xây dựng và phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở với 3 từ khóa “đổi mới sáng tạo” trong sản phẩm, dịch vụ mới; “mở” trong thiết kế mô hình vận hành, sản xuất kinh doanh, trong liên kết, hợp tác, tư duy và cách tiếp cận vấn đề; “liên kết hợp tác” - từ hợp tác công-tư, hợp tác doanh nghiệp, đến hợp tác trong khu vực công
Bởi vậy, cần xây dựng và phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở với 3 từ khóa “đổi mới sáng tạo” trong sản phẩm, dịch vụ mới; “mở” trong thiết kế mô hình vận hành, sản xuất kinh doanh, trong liên kết, hợp tác, tư duy và cách tiếp cận vấn đề; “liên kết hợp tác” - từ hợp tác công-tư, hợp tác doanh nghiệp, đến hợp tác trong khu vực công.
Đại diện BambuUp giải thích: "Trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, các cấu phần như tập đoàn, doanh nghiệp lớn, startup, quỹ đầu tư… sẵn sàng chia sẻ khó khăn, nguồn lực, kinh nghiệm để thúc đẩy sự đi lên cả cả hệ sinh thái. Đơn cử như trong làn sóng chuyển đổi số, các tập đoàn doanh nghiệp lớn gặp khó khăn trong việc thay đổi quy trình vận hành, ứng dụng công nghệ, có thể hợp tác cùng với startup đã có sẵn giải pháp để rút ngắn quy trình phát triển, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Trong khi đó, startup có thể ‘đứng trên vai người khổng lồ’, học hỏi được kinh nghiệm, tận dụng được các nguồn lực có sẵn từ doanh nghiệp tập đoàn lớn, đi nhanh và xa hơn trong quá trình phát triển |