Boeing vừa tiết lộ thiết kế cánh siêu mỏng (ultra-thin wing) mới nhằm giúp các máy bay thương mại bay nhanh, cao hơn và vận hành hiệu quả ở tốc độ 0,8 March (935 km/h).

Điểm độc đáo ở phiên bản TTBW (Transonic Truss-Braced Wing, tạm dịch: cánh gia cố cận âm) này nằm ở kết cấu chịu lực và góc quét (wing sweep angle) được tinh chỉnh theo hướng tối ưu.

Thời gian qua, người ta thường nói nhiều về sự hồi sinh của lĩnh vực vận tải hàng không thương mại lẫn các dòng máy bay siêu âm (commercial supersonic avaiation) mới, khắc phục được những nhược điểm của chiếc Concord; tuy nhiên, trọng tâm mà ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ nên hướng tới ở thời điểm hiện tại, có lẽ phải là các chuyến bay cận siêu âm (transonic flight).

Boeing đang theo đuổi thiết kế cánh BTWC tối ưu về mặt khí động học và tiêu hao nhiên liệu. Ảnh: Boeing.

Boeing đang theo đuổi thiết kế cánh TTBW tối ưu về mặt khí động học và tiêu hao nhiên liệu, giúp máy bay bay nhanh hơn, cao hơn và sạch hơn. Ảnh: Boeing.

Hầu hết các máy bay phi quân sự đều đang vận hành ở tốc độ dưới 0,8 Mach (980 km/h), tức hạ âm (subsonic). Tuy nhiên, trong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt như vận tải hàng hóa và hành khách thương mại thì điều đó dường như là chưa đủ.

Nếu gọi Mach 1 (1.235 km/h) là tốc độ âm thanh, thì có thể xếp khoảng giữa 0,8 và 1,2 Mach vào ngưỡng transonic – thời điểm trước khi hàng rào âm thanh (sound barrier) bị phá vỡ (vận tốc máy bay bằng với vận tốc âm thanh, gây ra tiếng nổ âm), và ngay sau sự xuất hiện của một số biểu hiện như lực cản không khí gia tăng cùng nhiều yếu tố khác tác động lên khung thân máy bay. Rất nhiều kỹ sư đã mong đạt đến gần trạng thái transonic nhất mà không gây phá vỡ hàng rào âm thanh, song điều đó là cực kỳ khó, thậm chí xa vời. Bởi vì, khi ở điểm chuyển tiếp, một số bộ phận của máy bay sẽ vượt quá ngưỡng đó, trong khi phần còn lại thì không. Chẳng hạn, các máy bay chiến đấu cánh quạt thời Đệ nhị Thế chiến thường hay rung lắc (như sắp tan ra thành từng mảnh) mỗi khi bay quá nhanh, do cánh quạt quay nhanh hơn chuyển động của cả máy bay và bắt đầu phá vỡ hàng rào âm thanh.

Theo Boeing, ban đầu TTBW chỉ được thiết kế để hoạt động trong phạm vi từ 0,70 – 0,75 Mach (835 đến 895 km/h); nhưng nhờ kết cấu gia cố mới, đôi cánh quét mỏng (có thể gập lại, sải dài 52 m) và nhiều thành phần tích hợp khác, nó hoàn toàn có thể giúp máy bay đạt tới vận tốc và cao độ lớn hơn … Giải pháp này không chỉ mang lại một đôi cánh lý tưởng cho các máy bay cận âm, mà còn nhằm thỏa mãn mục tiêu thân thiện với môi trường.

Đây cũng là một phần trong dự án Subsonic Ultra Green Aircraft Research (SUGAR) do NASA tài trợ, nhằm nghiên cứu và phát triển các thế hệ máy bay [cận siêu âm] mới, “sạch” và yên tĩnh hơn, với các tiêu chí như: phát tiếng ồn thấp hơn 71 decibel so với chuẩn hiện hành của FAA (Cục Hàng không Liên bang Mỹ), giảm phát thải oxit nitơ tới 71% và tiêu hao ít hơn 70% nhiên liệu.

Nguồn: