Mặc dù hầu như không hoặc phát thải rất ít CO2, nhưng điện gió vẫn góp phần làm cho Trái Đất nóng lên.
Trước đây, con người có rất ít lý do để phản đối xây dựng các nhà máy điện gió, dù có thì cũng không đáng kể (VD: chúng giết chết những con chim và trông “nhức mắt”,...). Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy nguồn năng lượng mới này có nguy cơ khiến trái đất nóng lên và trầm trọng hóa tình trạng biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Joule.
Hai nhà khoa học thuộc khoa Kĩ thuật và Khoa học Ứng dụng, Đại học Havard đã có phát hiện như sau: nếu nước Mỹ sử dụng năng lượng gió thay cho các nguồn năng lượng từ cacbon như chất đốt hóa thạch và khí tự nhiên, sức kéo của một số lượng lớn các tuabin gió sẽ cản trở dòng không khí tự nhiên làm mát trái đất.
Theo hai nhà nghiên cứu, nếu nước Mỹ chỉ tiêu thụ duy nhất điện gió, các mẫu tuabin được sử dụng trong nghiên cứu sẽ làm nhiệt độ toàn cầu tăng lên 0.25 độ C trong thế kỉ tới. Trong khi đó, hiệu quả của việc giảm lượng khí thải cacbon nó mang lại chỉ giúp nhiệt độ trái đất giảm 0.1 độ C trong cùng thời gian. Có nghĩa là các nhà máy điện gió có thể ngăn khí nhà kính không bị thải ra ngoài khí quyển, nhưng không giảm được mà còn khiến nhiệt độ trái đất tăng lên.
“Việc chuyển từ các tuabin gió bình thường sang các tuabin mật độ thấp sẽ khiến việc phát điện có hiệu ứng nhiệt độ trên đơn vị mạnh nhất ”, Lee Miller, một trong hai nhà nghiên cứu cho biết. Qua mô phỏng hoạt động của nhiều tuabin gió, Miller cùng đồng sự đã và phát hiện càng thêm nhiều tuabin, hiệu quả làm ấm càng giảm, gợi ý rằng nếu muốn chuyển đổi sang năng lượng gió mà không muốn làm tăng nhiệt độ trái đất, chúng ta phải chuyển đổi hết sức có thể, thậm chí là toàn bộ các loại điện khác.
Trong khi đó, nếu sử dụng năng lượng mặt trời thay cho năng lượng gió, hiệu ứng làm ấm lên trái đất sẽ giảm xuống còn một phần mười so với năng lượng gió. Vì vậy, chúng ta không nhất thiết phải phụ thuộc vào một loại năng lượng gió mà còn có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch khác.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu khởi đầu và chỉ mang tính dự đoán ảnh hưởng của năng lượng gió. Và sử dụng năng lượng này vẫn rất đáng cân nhắc ở một số điểm sau. Đầu tiên, các nhà khoa học Havard đều đồng tình rằng năng lượng gió là nguồn năng lượng sạch và thân thiện với trái đất về lâu dài hơn là các năng lượng hóa thạch. Bên cạnh đó, ảnh hưởng làm ấm của mẫu tuabin trong nghiên cứu được chỉ ra trong tương lai gần - khoảng 10 năm tới, còn lợi ích mà năng lượng sạch đem lại là lợi ích dài lâu.
Một nhà khoa học không tham gia nghiên cứu nói với tạp chí MIT Technology Review rằng loại tuabin gió được sử dụng trong nghiên cứu này có thể không phản ánh đúng, cụ thể là đã phóng đại hóa, hiệu ứng làm nóng trái đất của các nhà máy điện gió hiện đang được sử dụng. Trên thực tế, các tuabin quay có thể không sinh ra nhiều sức kéo như trong mô phỏng, cho thấy các tuabin điện gió hiện tại khả năng vừa sinh điện mà vẫn vừa làm mát trái đất.
Nghiên cứu cũng chỉ ra tác hại của các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu và than lên hệ sinh thái nói chung. Dù có thể làm trái đất nóng lên, nhưng những lợi ích về lâu về dài của việc chuyển đổi sang năng lượng gió vẫn được đánh giá cao hơn là tiếp tục sử dụng năng lượng hóa thạch.