Ấn phẩm này nằm trong nội dung hợp tác giữa Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN NATEC (Bộ KH&CN) và và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam VIFORES.
Lễ ký kết hợp tác giữa NATEC và VIFORES diễn ra trong khuôn khổ hội thảo “Phát triển thị trường KH&CN trong ngành hàng đồ gỗ” do Ban Quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) và VIFORES tổ chức ngày 15/4 tại TPHCM.
Theo nội dung ký kết, hai bên sẽ cùng nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu công nghệ lĩnh vực gỗ và lâm sản trên phạm vi cả nước. Đồng thời, định kỳ xuất bản và công bố ấn phẩm “Nhu cầu công nghệ trong lĩnh vực gỗ và lâm sản của Việt Nam”. Hai bên cũng hỗ trợ xúc tiến thị trường, chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư, nhằm thúc đẩy thương mại hóa và phát triển thị trường trong lĩnh vực gỗ và lâm sản; và hối hợp tổ chức các hội thảo, tọa đàm;…
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng NATEC, cho biết, quá trình thực hiện yêu cầu tái cấu trúc chương trình phát triển thị trường KH&CN cho thấy, đồ gỗ là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch công nghệ khá cao (29,7%). Tiềm năng và dư địa ứng dụng công nghệ mới vào ngành đồ gỗ rất lớn. Vì vậy, trong kế hoạch tái cấu trúc chương trình phát triển thị trường KH&CN, Bộ KH&CN chọn tập trung vào ngành đồ gỗ, bên cạnh dệt may, thủy sản và một số nhóm ngành hàng khác.
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ
cả năm 2020 đạt 12,32 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2019. Theo Tổng cục
Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm đạt 2,44 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020. Để đạt mục tiêu kim ngạch
xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 của ngành gỗ, nhiều doanh
nghiệp chế biến gỗ trong nước đã chủ động ứng dụng công nghệ trong sản
xuất, quản trị doanh nghiệp và bán hàng.
Kiều Anh