Cục Kiểm dịch Nông nghiệp Indonesia (IAQA) mới đây đã công nhận Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) là Phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Theo Công thư số 6606/KR010/K.3/03/2019 ngày 26/03/2019 của IAQA gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, doanh nghiệp cần chú ý khi có lô hàng FFPO xuất khẩu vào Indonesia phải thực hiện Thông báo trước (Prior Notice) và phải kèm theo Chứng nhận phân tích (CoA); việc thông báo trước cho Indonesia phải thực hiện trực tiếp (online) trên website của IAQA http://www.karantina.deptan.go.id/ hoặc http://notice.karantina.pertanian.go.id/ trước khi lô hàng rời cảng của Việt Nam để đến Indonesia. Chứng nhận phân tích (CoA) phải được công nhận bởi các Phòng kiểm nghiệm.

p
Phòng thử nghiệm vi sinh của Quatest3

Các phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm (ATTP) đề xuất để được đăng ký bởi IAQA phải đáp ứng các yêu cầu: Được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu; Có năng lực phân tích các loại sản phẩm xuất khẩu sang Indonesia, phạm vi kiểm nghiệm ít nhất được các loại thuốc Bảo vệ Thực vật (BVTV) đang được sử dụng trong nước và các chỉ tiêu khác có liên quan (kim loại nặng, độc tố nấm mốc, ô nhiễm vi sinh) theo yêu cầu trong quy chế này.

Điều kiện của Indonesia công nhận Phòng Kiểm nghiệm của Việt Nam, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây http://nafiqad.gov.vn/quy-dinh-cua-indonesia-ve-nhap-khau-thuc-pham-nguon-goc-thuc-vat-ffpo_t221c323n1742.

P
Hệ thống khối phổ phát xạ plasmaICP = MS 78-- - Agilent (Mỹ)

Doanh nghiệp có thể tham khảo Danh mục các phép thử QUATEST 3 thực hiện được theo công nhận của Indonesia được dựa trên Quyết định 572/QĐ-QLCL về việc chỉ định của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đối với QUATEST 3 là cơ sở kiểm định thực phẩm phục vụ quản lý Nhà nước về ATTP.

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn đưa các sản phẩm thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia có thể yên tâm thực hiện kiểm nghiệm tại QUATEST 3.