Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại hội thảo “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” do Bộ Công thương tổ chức tại TPHCM ngày 25/11. Về phía Bộ KH&CN có Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tham dự.


Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, tuy đã thu được một số kết quả nhất định, ngành CNHT Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa phát triển như kỳ vọng. Nguyên nhân là dung lượng của thị trường còn nhỏ, năng lực các doanh nghiệp chưa cao, đại đa số còn thiếu vốn, nhân lực, công nghệ và những ý tưởng sáng tạo. Các doanh nghiệpđầu tàu -vốn rất quan trọng trong việc tạo ra thị trường - vẫn chủ yếu chạy theo lợi nhuận, tìm nhà cung ứng giá rẻ, chưa quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệptrong nước. Bên cạnh đó, việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệptrong nước với nhau và với nước ngoài để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm còn hạn chế. Công tác nghiên cứu và triển khai chưa được chú trọng, kể cả các doanh nghiệpnước ngoài. Cơ chế, chính sách của nhà nước chưa sâu sát với thực tiễn.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội thảo
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại hội thảo.

Theo ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ôtô Trường Hải, để phát triển ngành CNHT ô tô, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệptrong nước nhằm hợp tác, phân công sản xuất, tận dụng các nguồn lực, tiêu thụ sản phẩm cho nhau để cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT.

Bức xúc với vấn nạn hàng nhái, hàng giả khiến doanh nghiệpgặp không ít khó khăn, ông Nguyễn Quốc Trường - Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền phong - kiến nghị cần phải có chính sách quyết liệt để bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả, kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm nhựa nội địa, thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa để các doanh nghiệpchủ động được nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, cần hỗ trợ phát triển cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị, khuôn mẫu trong nước phục vụ cho ngành công nghiệp nhựa.

Ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệpphát triển công nghệ cao là mong muốn của ông Trần Quốc Toản - Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco). Hiện Samco đã phát triển thành công dòng xe buýt, xe khách sử dụng công nghệ CNG hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu khí độc hại, mang lại môi trường sạch. Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và đưa vào vận hành dòng sản phẩm này, Samco gặp nhiều khó khăn nên muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ, ưu đãi để quyết tâm phát triển các dòng sản phẩm mang tính công nghệ tiên tiến, đồng thời là sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp.

"Phải đưa ngành CNHT của Việt Nam trở thành ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế, là nền tảng của đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh. Theo đó, cần phải xác định những ngành CNHT có tiềm năng ở Việt Nam, lựa chọn một số doanh nghiệpcó năng lực để tham gia phát triển ngành CNHT. Đây sẽ là những doanh nghiệphạt nhân để nhân rộng ra ở các ngành khác nhau. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế để phát triển CNHT, xây dựng cơ chế, chính sách để các doanh nghiệptrong nước đủ điều kiện phát triển ngành CNHT, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; gắn kết các cơ sở nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp, lấy mục tiêu sản xuất của doanh nghiệplàm chương trình hành động của các nhà nghiên cứu.