Trong bài báo khoa học được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 17/1, một nhóm nghiên cứu do nhà thiên văn học Roberto Maiolino tại Đại học Cambridge (Anh) đứng đầu đã phát hiện lỗ đen lâu đời nhất trong vũ trụ mà con người từng biết đến thông qua dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST).
Lỗ đen này hình thành trong khoảng thời gian 440 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang), cách Trái đất khoảng 13,4 tỷ năm ánh sáng.Nó nằm ở trung tâm thiên hà GN-z11 và có khối lượng bằng khoảng 1,6 triệu lần Mặt trời. Đây là khối lượng nhỏ hơn nhiều so với các lỗ đen khác trong vũ trụ sơ khai, khi chúng thường nặng hơn Mặt trời hàng tỷ lần.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích lý do tại sao lỗ đen ở trung tâm thiên hà GN-z11 hình thành trong một khoảng thời gian ngắn như vậy sau khi vũ trụ ra đời.
Nguồn: Livescience.com
Bài đăng số 1276 (số 4/2024) KH&PT
Quốc Hùng và nhóm tác giả thực hiện