Trái đất đã vượt 7 trong số 8 giới hạn an toàn cho sự sống và đang dần tiến vào “vùng nguy hiểm”.
Các giới hạn này đều có thể định lượng cho mỗi hạng mục môi trường, bao gồm giới hạn an toàn cho hành tinh và giới hạn an toàn cho các nhóm người.
Trước đây, các nhà khoa học đã từng có những nỗ lực tương tự. Điểm khác biệt lớn nhất giữa kết quả trước đây và nỗ lực lần này là các nhà khoa học xem xét thêm cấp độ vùng và địa phương, đồng thời bổ sung thêm yếu tố công lý.
Yếu tố công lý này bao gồm sự công bằng giữa thế hệ trẻ và thế hệ già, giữa các quốc gia khác nhau và thậm chí giữa các loài khác nhau. Thường thì, vấn đề công lý chỉ được áp dụng đối với những tình trạng gây hại cho con người hơn là hành tinh. Một ví dụ cho điều này là biến đổi khí hậu.
Kết quả nghiên cứu, được đăng trên tạp chí
Nature, cho biết, ônhiễm không khí là giới hạn duy nhất chưa ở mức nguy hiểm toàn cầu, song vẫn nguy hiểm ở cấp độ vùng và địa phương.
Trong khi đó, giới hạn khí hậu đã bị vượt quá, ở mức gây hại cho các nhóm người nhưng chưa vượt quá giới hạn an toàn cho hành tinh.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các khu vực “điểm nóng” có vấn đề trên khắp Đông Âu, Nam Á, Trung Đông,
Đông Nam Á, các khu vực tại châu Phi và phần lớn địa phương ở Brazil, Mexico, Trung Quốc cùng một số điểm tại miền Tây nước Mỹ - nhiều phần trong số đó chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Khoảng 2/3 các khu vực trên Trái đất không đáp ứng được những tiêu chuẩn về
an toàn nước sạch, các nhà khoa học nêu ví dụ.
Theo các nhà khoa học, nếu Trái đất được "khám sức khỏe" hằng năm, thì hiện giờ nó đang ốm rất nặng. Căn bệnh này đang diễn ra ở nhiều khu vực hay hệ thống khác nhau và tác động tới con người.
Tuy nhiên họ tin rằng, đây không phải là một chẩn đoán báo hiệu căn bệnh đã vô phương cứu chữa. Hành tinh này có thể hồi phục nếu có những thay đổi về việc sử dụng
than, dầu và khí đốt tự nhiên, cũng như cách đối xử với đất và nước. Song, đáng buồn là về cơ bản chúng ta đang đi theo hướng sai lầm trong mọi vấn đề.