Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào ngày 18/5, Fangfang Yao tại Đại học Virginia (Mỹ) và các cộng sự đã sử dụng 250.000 ảnh vệ tinh chụp từ năm 1992 đến năm 2020 để đo lường sự thay đổi mực nước của gần 2.000 hồ lớn nhất thế giới, chiếm 95% tổng lượng nước hồ trên Trái đất.
Họ phát hiện diện tích của 53% số hồ nước ngọt lớn nhất thế giới đang có xu hướng bị thu hẹp và chúng lưu trữ ít nước hơn so với ba thập kỷ trước đây.Nguyên nhân chính là do khí hậu nóng lên và thói quen tiêu dùng không bền vững của con người. Các tác giả so sánh tổng lượng nước giảm xuống của các hồ chứa tương đương với lượng nước của 17 hồ Mead lớn nhất ở nước Mỹ cộng lại.
Các hồ chứa chịu trách nhiệm lưu trữ khoảng 87% lượng nước ngọt, khiến chúng trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho con người và các hệ sinh thái trên Trái đất. Chúng cung cấp nước ngọt cho phần lớn nhân loại, thậm chí nhiều hơn cả sông. Nhóm nghiên cứu ước tính có khoảng 1/4 dân số thế giới [khoảng 2 tỷ người] cư trú trong các lưu vực xung quanh hồ nước.
Quốc Hùng thực hiện (Nguồn: sciencedaily.com)