Kết luận này được đưa ra sau khi so sánh tốc độ phát triển của lỗ đen tại các thiên hà khác nhau.


Hình ảnh khi ngôi sao tiến lại quá gần hố đen và bị lực hấp dẫn cực mạnh ép lại
Hình ảnh minh họa khi ngôi sao tiến lại quá gần lỗ đen và bị ép bởi lực hấp dẫn cực mạnh.

Trong công trình mới nhất, các nhà nghiên cứu so sánh khối lượng lỗ đen tại các thiên hà trẻ, nơi các ngôi sao vẫn đang hình thành, với khối lượng lỗ đen tại các thiên hà khổng lồ nhưng không còn hoạt động, nơi không sinh ra thêm ngôi sao nào nữa. Tại các thiên hà trẻ hơn, lỗ đen có thể phát triển bằng cách "nuốt" các ngôi sao và các vật chất khác gần đó; nhưng tại các thiên hà già hơn, hầu như không còn gì để chúng hút vào nữa.

Các nhà khoa học phát hiện lỗ đen tại các thiên hà không hoạt động có khối lượng gấp 7 tới 20 lần so với dự tính, một phát hiện mà theo họ chỉ ra một quá trình khác khiến cho các lỗ đen phát triển.

Trong hai bài báo được đăng trên The Astrophysical JournalThe Astrophysical Journal Letters, các tác giả cho biết có thể lý giải phát hiện này nếu lỗ đen tăng khối lượng khi vũ trụ giãn nở. Họ lập luận rằng điều này có thể xảy ra với các lỗ đen được giả định chứa năng lượng tối trong lõi của chúng. Trước đây, năng lượng tối được giả định là dàn trải trong không - thời gian và có khuynh hướng tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Nếu các nhà khoa học đang đi đúng hướng, họ sẽ giải được câu đố về nguồn gốc, nếu không muốn nói là bản chất, của một trong những lực bí ẩn nhất trong vũ trụ. Nhưng sẽ cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi điều này được chấp nhận. Một trong số nhiều câu hỏi còn lại là làm thế nào các lỗ đen có thể hút mọi thứ ở gần về phía chúng đồng thời đẩy vũ trụ ra xa.

Nguồn: