Trong khi hoạt ảnh về những con khủng long trong ‘Jurassic World’ thực sự là đỉnh cao, thì ngành khoa học nghiên cứu về chúng dường như vẫn đang bị tụt lại phía sau.

Tháng Sáu đánh dấu sự trở lại màn ảnh đầy ấn tượng của những con khủng long [từ chỗ tuyệt chủng] trong ‘Jurassic World: Fallen Kingdom’ (Tạm dịch: Thế giới kỷ Jura: Vương quốc sụp đổ) mà phần lớn nội dung đã thay đổi nhiều sau 25 năm kể từ khi ‘Jurassic Park’ (Công viên kỷ Jura) – bộ phim đầu tiên trong series về khủng long được chuyển nhượng bản quyền thương mại (năm 1993).

Một con khủng long bạo chúa T.rex trong ‘Jurassic World: Fallen Kingdom’. Ảnh: Universal Pictures.

Một con khủng long bạo chúa T.rex trong ‘Jurassic World: Fallen Kingdom’. Ảnh: Universal Pictures.

Công nghệ hoạt ảnh trong phim đã tiến bộ theo cấp số nhân, cho phép các nhà làm phim chế tạo được những mô hình khủng long sống động và chi tiết như thật, hơn hẳn so với trước kia. Cũng như vậy, ngành cổ sinh vật học cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong vài thập niên gần đây, đem lại nhiều kiến giải mới, thú vị về loài khủng long lẫn hành vi của chúng. Tuy nhiên, trong khi hoạt ảnh về những con thú bò sát [không phải chim] trong ‘Jurassic World’ thực sự là đỉnh cao, thì ngành khoa học nghiên cứu về chúng dường như vẫn đang bị tụt lại phía sau.

Cùng với tạp chí Live Science, chúng ta hãy thử tổng kết lại những phát hiện khoa học về loài khủng long, kể từ khi bộ phim đầu tiên được trình chiếu (năm 1993) cho đến các lĩnh vực mà nhiều bộ phim gần đây vẫn đang phải vật lộn để theo kịp.

Đứng đầu danh sách khám phá chính là lông vũ. Mãi cho đến cuối thập niên 1990, những bằng chứng hóa thạch cho thấy khủng long có thể đã có lông vũ mới được tìm thấy tại khu vực tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Chính điều này đã góp phần bào chữa cho các đạo diễn của ‘Jurrasic Park’ (1993) khi không trang bị cho Velociraptors một bộ lông (trong phim, con vật này trông giống với loài khủng long Deinonychus hơn là Velociraptor – vốn có kích thước nhỏ bé hơn nhiều)

Tuy nhiên, kể từ khi ‘Jurassic World’ phiên bản 2015 được trình chiếu, lông vũ đã được khoác trên mình theropods – loài khủng long ăn thịt hung dữ và có khả năng đi bằng hai chân, thuộc họ dromaeosaurids (bao gồm cả Velociraptor lẫn Deinonychus). Một hóa thạch khủng long được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn – mang tên Microraptor – thậm chí còn mang bằng chứng cho thấy lông vũ, trên thực tế còn có màu đen bóng và lấp lánh ánh kim. Ngoài ra, hàng trăm hóa thạch khác được phát hiện vào năm 2014 cũng chỉ ra loài khủng long chỉ ăn thực vật ornithischians – không có liên hệ chặt chẽ gì với loài chim – cũng có lông vũ. Điều này cũng ám chỉ: lông vũ thậm chí còn phổ biến hơn nhiều trong số các loài khủng long, hơn nhiều so với những mối nghi ngờ trước đây. Mặc dù vậy, đạo diễn của Colin Trevorrow vẫn làm tiêu tan hy vọng của những con khủng long có lông vũ khác khi sản xuất bộ phim vào năm 2013 với một đoạn tít gọn lỏn “Không Lông” trên mạng xã hội. Đến bây giờ, ảnh hưởng của Trevorrow vẫn được áp đặt trong ‘Jurassic World: Fallen Kingdom’ khi những con khủng long trong phim vẫn được tạo hình mượt mà và có vảy như lần đầu xuất hiện trong bộ phim năm 1993, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy chúng đã không chỉ có lông vũ, mà có thể còn là lông tơ.

Trong bộ phim vừa chiếu, một con khủng long bạo chúa T. rex mở hàm và gây ra tiếng rống làm rung chuyển mặt đất. Tuy nhiên liệu T. rex ngoài đời có thực sự như vậy? Được biết, những mô mềm thường bị phá hủy trước khi cơ thể sinh vật biến thành hóa thạch, do đó sẽ có rất ít bằng chứng về cấu trúc giải phẫu để giúp các nhà cổ sinh vật tái tạo lại âm thanh thực tế của những con khủng long [đã tuyệt chủng] khi còn sống. Một số ý kiến bình luận còn cho rằng tiếng rống của T. rex trong phim nghe có vẻ giống với tiếng gầm của một con sư tử hơn. Tuy nhiên, âm thanh do khủng long phát ra có lẽ sẽ giống với những động vật có vú, chim hay bò sát mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Một phát hiện thú vị công bố trên Tạp chí Nature hồi tháng 10/2016 còn cho biết: khủng long có thể tạo ra âm thanh trầm vang tần số thấp như cá sấu.

Khủng long 4 cánh Microraptor, sống cách đây khoảng 130 triệu năm tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc, có bộ lông đen bóng và lấp lánh ngũ sắc. Ảnh: Jason Brougham/jasonbrougham.com.

Khủng long 4 cánh Microraptor, sống cách đây khoảng 130 triệu năm tại khu vực Đông Bắc Trung Quốc, có bộ lông đen bóng và lấp lánh ngũ sắc. Ảnh: Jason Brougham/jasonbrougham.com.

Ở một khía cạnh khác, chúng ta biết gì về sợi dây liên kết giữa con khủng long Velociraptor có tên Blue với nhà nghiên cứu Owen Grady (do Chris Pratt đóng)? Cho đến nay, vẫn không có bất kỳ bằng chứng nào về sự liên minh giữa khủng long với các loài động vật khác. Dẫu vậy, các nhà khoa học cũng tìm thấy một số manh mối thú vị về tập quán và hành vi xã hội của chúng thông qua các hóa thạch. Cụ thể, loài khủng long có thói quen bảo vệ trứng, sống trong các bầy theo gia đình, và thậm chí thực hiện cả những điệu nhảy giao phối – con đực cào móng vuốt lên đá để gây ấn tượng với con cái.

Có vẻ khán giả xem phim đã không thắc mắc nhiều khi chứng kiến những con khủng long được tái hiện lại, đưa vào cuộc sống qua màn ảnh lớn trong ‘Jurassic World: Fallen Kingdom’, và dõi theo hành động của chúng một cách thích thú. Điều này ám chỉ rằng các sinh vật lạ thường ấy đã từng là những con thú sống, có thật. Sau một chặng đường dài đã đi, kể từ khi nhượng quyền điện ảnh thương mại xuất hiện, chúng ta vẫn đang tiến về phía trước trong những nỗ lực để thu được hiểu biết mang tính khoa học về loài khủng long, và diễn biến vẫn sẽ tiếp tục là như vậy.


‘Jurassic World: Fallen Kingdom’ là bộ phim thuộc thể loại khoa học giả tưởng phiêu lưu, được kỳ vọng sẽ trở thành bom tấn trong mùa hè 2018, nối tiếp theo sự thành công Jurassic World 2015 (có doanh số hơn 1,6 tỷ USD). Hiện tại, sau chưa đầy một tháng công chiếu, ‘Jurassic World: Fallen Kingdom’ đã thu được hơn 700 triệu USD từ các phòng vé trên khắp thế giới.