Các nhà khoa học phát hiện một loài khủng long có kích thước bằng con gà tây ở khu vực giữa Australia và Nam Cực cách đây 113 triệu năm.
Phát hiện về khủng long Diluvicursor pickeringi được xuất bản trên tạp chí y sinh học và y học Peer J hôm 11/1 cho thấy sự kết nối trong quá khứ giữa Australia và Nam Cực cũng như các loài khủng long khác nhau từng sống ở đó.
Trả lời CNN, Matthew Herne, nhà nghiên cứu cổ sinh vật học dẫn đầu công trình, cho biết xương khủng long từ Australia là rất hiếm. Khám phá này lần đầu tiên cho thấy có ít nhất hai loài khủng long có quan hệ gần gũi sống ở vùng đông nam Australia.
Herne cho biết con khủng long này có kích thước bằng con gà tây nhưng có phần đuôi dài tới gần 23 m. Loài vật này có thể nhai lá cây, hạt thông, rêu và có thể là trái cây. Xương chân dài cho thấy nó là loài chạy nhanh.
Herne giải thích D. pickeringi thực ra là họ hàng gần của khủng long Leaellynasaura. Mặc dù cả hai đều có thân hình nhỏ, dùng hai chân để đi bộ và ăn thực vật nhưng chúng cũng có một số khác biệt đáng chú ý. Leaellynasaura có đuôi dài ngoằn ngoèo trong khi đuôi củaD. pickeringingắn hơn nhiều. Câu hỏi đặt ra hiện nay là sự khác biệt giữa chúng lớn tới mức nào.
Các nhà khoa học chưa rõ điều gì đã làm D. pickeringi biến mất nhưng Herne suy đoán rằng chúng có thể đã bị quét sạch xuống dòng sông trong một trận lụt. Hóa thạch được tìm thấy vào năm 2005 được chôn sâu dưới đáy sông chảy xiết cùng gốc cây, khúc gỗ và cành cây.
Cái tên Diluvicursor pickeringi có nghĩa là "khủng long chạy lũ của Pickering" nhằm vinh danh David Pickering, một nhà cổ sinh vật học người Australia mất năm 2016.
Herne cho biết khu vực phát hiện hóa thạch đã gợi ý về môi trường sống của D. pickeringi. Những con khủng long này đã lang thang ở thung lũng tách giãn Australia-Nam Cực nơi có con sông lớn và những khu rừng rậm rạp.
Theo Zing