Năm 1970, thí nghiệm Nhà tù Stanford được thực hiện trong các nhà tù mô phỏng, khiến các sinh viên đại học bình thường trở thành những cai ngục và tù nhân hung hãn, kích động. Một điều tra mới đây đã tiết lộ những sơ hở rất lớn trong cuộc thí nghiệm tai tiếng này.

Giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo, nổi tiếng với Thí nghiệm Nhà tù Stanford (1971), thực hiện bài giảng cuối cùng về tâm lý tội ác. Thí nghiệm đưa các sinh viên vào trong nhà tù giả định trong đại học Stanford và yêu cầu họ đóng vai tù nhân hoặc cai ngục. Các phát hiện mới đây chỉ ra các lỗ hổng lớn trong quá trình thực hiện thí nghiệm.  Ảnh: Paul Sakuma/AP/REX/Shutterstock

Giáo sư tâm lý học Philip Zimbardo, nổi tiếng với Thí nghiệm Nhà tù Stanford (1971), thực hiện bài giảng cuối cùng về tâm lý tội ác. Thí nghiệm đưa các sinh viên vào trong nhà tù giả định trong đại học Stanford và yêu cầu họ đóng vai tù nhân hoặc cai ngục. Các phát hiện mới đây chỉ ra các lỗ hổng lớn trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Ảnh: Paul Sakuma/AP/REX/Shutterstock

Theo phóng viên Ben Blum của Medium, những nam sinh viên tham gia thí nghiệm không tự nhiên mà trở nên hung hãn. Thực chất, tác giả thí nghiệm, Philip Zimbardo, hiện là giáo sư danh dự ngành tâm lý học tại Đại học Stanford, đã khuyến khích các hành vi hung bạo này.

Hơn nữa, Blum cũng phát hiện phản ứng bột phát của một số “tù nhân” trong thí nghiệm không phải do sang chấn nhà tù gây ra. Một sinh viên tham gia, Douglas Korpi, thừa nhận đã giả vờ bị suy nhược để sớm rời khỏi thí nghiệm và làm bài thi cao học.

“Bất kỳ bác sĩ lâm sàng nào cũng có thể nhận ra tôi đang giả vờ” Korpi kể với Blum “Tôi không giỏi diễn lắm đâu. Ý tôi là, tôi đã làm khá tốt đấy chứ, nhưng tôi thấy mình giống bị kích động hơn là bị rối loạn tinh thần.”

Trong thí nghiệm, Zimbardo đã trả tiền cho 9 sinh viên để họ diễn như những người tù nhân, cộng thêm 9 người khác giả làm cai ngục. Thí nghiệm diễn ra trong một nhà tù mô phỏng trong tầng hầm trường Stanford và kéo dài khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, khi chứng kiến các điều kiện tồi tệ ở đây, bạn gái của Zimbardo đã từng thuyết phục ông dừng thí nghiệm sau sáu ngày.

Tới nay, các kết quả thu được từ thí nghiệm Nhà tù Stanford đã được sử dụng để chứng minh các tình huống và vai trò xã hội đặc biệt có thể khiến con người trở nên xấu xa. Thí nghiệm đã cung cấp thông tin cho các nhà tâm lý học và các sử gia muốn tìm hiểu động cơ khiến con người hành xử một cách hung bạo, từ các sự kiện như Nạn diệt chủng tới nhà tù Abu Ghraib ở Iraq (nay là Nhà tù Trung tâm Bagdad), Nhiều sách giáo khoa của các trường đại học trên khắp nước Mỹ cũng đã đề cập đến thí nghiệm này.

Nhưng phát hiện mới đây có thể thay đổi tất cả những ứng dụng trên.

Ví dụ, trong một loạt 12 bài tweet trong tháng 6, Jay Van Bavel, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học New York đã viết “Cuối cùng thì sự tuân lệnh đến chẳng phải là tự nhiên, mù quáng hay hiển nhiên xảy ra. Zimbardo không chỉ phạm sai lầm lớn, mà các bình luận công khai của ông ta còn lừa dối hàng triệu người với câu chuyện sai lầm của thí nghiệm nhà tù Stanford. “

Các nhà khoa học đã “tranh cãi trong rất nhiều năm rằng sự tuân lệnh thường xuất hiện khi những người lãnh đạo nuôi dưỡng được một nhận dạng chung (shared identity). Đó là một quá trình chủ động, tốn nhiều công sức, và rất khác với loại tuân lệnh tự động, không ý thức.”, trích trong tweet của Van Bavel.

Ban đầu Zimbardo đã phủ nhận những cáo buộc, nhưng về sau lại đồng ý nói chuyện với Blum khi Thibault Le Texier, một học giả kiêm nhà sản xuất phim người Pháp phát hành “Lịch sử của một lời nói dối” (Histoire d’un Mensonge). Cuốn sách ra mắt vào tháng 4, và đào sâu vào các tài liệu mới được công bố từ kho lưu trữ của Stanford. Khi được hỏi liệu cuốn sách có thay đổi cách nhìn nhận của công chúng với thí nghiệm hay không, Zimbardo cho biết ông không quan tâm. Ông tỏ thái độ không muốn nhận thêm một cuộc phỏng vấn nào sau nàu, vì như vậy là đang lãng phí thời gian.

Theo các nhà tâm lý học, những ồn ào đằng sau thí nghiệm đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu giới khoa học và truyền thông tỏ thái độ hoài nghi hơn vào năm 1970. Ví dụ, các kết quả, thay vì được công bố trên một tạp chí tâm lý học danh tiếng và qua kiểm định thì lại được đăng tải trên trang Naval Research Reviews không mấy tên tuổi. Lúc này chúng ta thấy được vai trò của các tiêu chí đánh giá trước phát hành và thẩm định chuyên môn của người trong ngành quan trọng như thế nào.

Các nhà nghiên cứu muốn tái tạo lại các kết quả như của Zimbardo, trên thực tế, đã thất bại. Nhưng ý niệm về hành vi của con người bị điều khiển bởi môi trường và địa vị xã hội đã luôn có vị trí cố hữu trong giới khoa học cũng như công chúng nhiều năm qua. Có khả năng do chúng giúp con người đổ lỗi cho hoàn cảnh và làm giảm nhẹ tính chất những hành động xấu xa mà họ thực hiện.

Nguồn:https://www.livescience.com/62832-stanford-prison-experiment-flawed.html