QUATEST 3 là một trong những đơn vị có đủ điều kiện chứng nhận hợp quy về hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020/BCT.
Sơn chì thường được sử dụng cho đến năm 1960, không phổ biến vào đầu những năm 1970 và hầu hết được loại bỏ vào năm 1978. Do đó, đối với một số lượng đáng kể các ngôi nhà cũ, sơn chì vẫn gây ra một số nguy cơ. Ngộ độc chì thường gây ra bởi việc ăn uống trực tiếp các vỏ bọc có chứa chì. Trong quá trình tu sửa nhà, bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm bơi một lượng đáng kể chất chì trong không khí dưới dạng các hạt bụi khi cạo sơn hoặc chà xát bề mặt tường nhà trong quá trình chuẩn bị để sơn lại.
Tác hại của nhiễm chì
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chì là một trong 10 kim loại nặng cần được quan tâm nhất đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Mỗi năm thế giới ghi nhận thêm mới khoảng 600.000 trẻ em bị ảnh hưởng trí tuệ và 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc chì, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Nhiễm độc chì có thể gây các tổn thương đa dạng và phức tạp lên hầu hết cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể như: cơ quan tạo máu, tim mạch, xương khớp, thận tiết niệu, trí tuệ. Trẻ em có nguy cơ nhiễm độc chì từ nhiều nguồn khác nhau như xăng pha chì, sơn pha chì, đồ chơi, hoạt động khai khoáng, tái chế ắc quy, ô nhiễm môi trường...
Các chuyên gia về chống độc cho hay, chì là chất độc đã được công nhận có tác động đến sức khoẻ trên diện rộng, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hoá và huyết học. Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương vì có mức phơi nhiễm cao hơn người lớn và do chì ảnh hưởng đến não đang phát triển, có khả năng làm giảm khả năng trí tuệ.
Kiểm tra chì ở đâu?
Để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe của con người, ngày 21/12/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 51/2020/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2020/BCT về hàm lượng chì trong sơn. Quy chuẩn này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022 và các Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm sơn nêu tại Phụ lục A của QCVN 08:2020/BCT phải tiến hành chứng nhận, công bố hợp quy hàm lượng chì trước khi đưa sản phẩm ra thị trường theo các giới hạn và mốc thời gian như sau: Giới hạn Hàm lượng chì ≤ 600 ppm tới ngày 01/07/2027 và giới hạn Hàm lượng chí ≤ 90 ppm cho sau ngày 01/07/2027.
QUATEST 3 là một trong những tổ chức khoa học thực hiện các hoạt động nhằm cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước của các Bộ ngành, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của tổ chức và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Năng lực đánh giá, chứng nhận hàm lượng chì trong sơn theo QCVN 08:2020 đã được chứng nhận theo Nghị Định 107 tại Quyết định số 1491/TĐC-HCHQ ngày 08/06/2022 (Mục số 298, trang 70/84); Qui trình kiểm tra chứng nhận hàm lượng được chì trong sơn được thực hiện theo QĐCN 203: 2020 (PT1)/ QĐKT3-28: 2020 (PT5).
Các chỉ tiêu thử nghiệm hàm lương chì theo các phương pháp CPSC-CHE1003-09.1; ASTM E1645 – 21; ASTM D 3335 - 85a (2020); QCVN 08 :2020/BCTQUATEST 3 đã được công nhận phù họp theo ISO/IEC 17025:2017. Phạm vi công nhận Phòng thử nghiệm VILAS 004 đối với Phòng thử nghiệm Hàng Tiêu Dùng (QĐ 739.2022 / QĐ –VPCNCL, Mục 102 - trang 22/57).
Để thực hiện kiểm tra hàm lượng chì trong sơn, khách hàng có thể liên hệ đến các địa chỉ sau:
Phòng Quản trị Nghiệp vụ
ĐT: 028 382 94274 – 1322 ; Emai: qn@quatest3.com.vn
Phòng Nghiệp vụ 6:
ĐT 028 382 94274 – 305; Email: n6@quatest3.com.vn