Đây là vòng gọi vốn lớn nhất được công bố ở châu Á kể từ khi Silicon Valley Bank sụp đổ.

Đội ngũ sáng lập của Kredivo. Tín dụng hình ảnh: Kredivo
Đội ngũ sáng lập của Kredivo. Ảnh: Kredivo

Trong bối cảnh việc gọi vốn ở Đông Nam Á đang gặp nhiều khó khăn, một startup công nghệ tài chính (fintech) vừa gọi được khoản tài trợ lớn. Đó là Kredivo Holdings, công ty cung cấp dịch vụ tín dụng kỹ thuật số cho người tiêu dùng ở Indonesia và Việt Nam, với 270 triệu USD huy động được trong vòng Series D.

Vòng này do ngân hàng Nhật Bản Mizuho Bank, một công ty con của Tập đoàn tài chính Mizuho, dẫn đầu. Ngân hàng đã rót vào 125 triệu USD. Bên cạnh đó, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của các nhà đầu tư cũ như Square Peg Capital, Jungle Ventures, Naver Financial Corporation, GMO Venture Partners và Openspace Ventures.

Theo Bloomberg, vòng gọi vốn mới của Kredivo Holdings là vòng gọi vốn lớn nhất được công bố ở châu Á kể từ khi Silicon Valley Bank sụp đổ, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn thế giới.

Kredivo Holdings hiện đã huy động được tổng cộng khoảng 400 triệu USD vốn chủ sở hữu và đã cam kết cho vay gần 1 tỷ USD. Giám đốc điều hành Kredivo Holdings, Akshay Garg, từ chối tiết lộ mức định giá hiện tại của công ty, nhưng ông chia sẻ với Tech Crunch rằng giá trị công ty đã tăng từ 4 đến 5 lần “trong mỗi vòng định giá”.

Kredivo Holdings (tên trước đây: FinAccel) là công ty mẹ của Kredivo và ngân hàng số Krom Bank Indonesia.

Khi được hỏi hiện ứng dụng Kredivo có bao nhiêu người dùng thường xuyên, ông Garg cho biết cơ sở người dùng của họ “hiện ở mức tương đương với số lượng thẻ tín dụng của Indonesia và chúng tôi dự định sẽ vượt qua con số này trong một hoặc hai năm tới”.

Theo Ngân hàng Indonesia, có khoảng 15 triệu đến 16 triệu thẻ tín dụng đang lưu hành, nhưng các cuộc khảo sát của Kredivo cho thấy hầu hết một chủ thẻ tín dụng đều sở hữu hai thẻ, vì vậy số lượng chủ thẻ thực sự chỉ bằng một nửa con số đó.

Ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 8/2021 thông qua hợp tác với VietCredit, Kredivo cung cấp một nền tảng tín dụng kỹ thuật số giúp khách hàng có thể mua trước trả sau hoặc vay tiêu dùng cá nhân với mức lãi suất thấp mà không cần chứng minh thu nhập.

Tại thị trường Việt Nam, nền tảng này đặt mục tiêu hướng đến "giải quyết nhu cầu được tiếp cận tín dụng nhanh chóng và vừa túi tiền, mà còn hỗ trợ nhà bán hàng tăng tổng giá trị giao dịch", ông Krishnadas, Phó Tổng Giám đốc cấp cao phụ trách mảng Phát triển Kinh doanh của Kredivo, chia sẻ.

Kredivo đánh giá mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng tiềm năng thông qua các nguồn dữ liệu của công ty viễn thông, tài khoản thương mại điện tử và tài khoản ngân hàng. Một cách khác để Kredivo giảm thiểu rủi ro là nhắm mục tiêu vào các khách hàng thành thị, văn phòng, có việc làm, thường có tài khoản ngân hàng, so với các đối thủ cạnh tranh nhắm mục tiêu vào những người tiêu dùng có rủi ro cao hơn.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của Kredivo gồm dịch vụ mua trước trả sau của Akulaku và Bank Neo Commerce (fintech gần đây cũng đã huy động được nguồn vốn đáng kể từ một ngân hàng lớn của Nhật Bản), dịch vụ mua trước trả sau Atome của Advance.ai và dịch vụ cho vay tiền mặt của Kredit Pintar và Sea Money của Sea Group.

Nguồn: