Các nhà đầu tư và một công ty chuyên về công nghệ RAS (hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khép kín) của Israel đang lên kế hoạch hợp tác với đối tác Việt Nam để xây dựng một trại nuôi kết hợp nhà máy chế biến cá hồi Đại Tây Dương (Atlantic salmon) với công suất thiết kế lên đến 10.000 tấn.


Phối cảnh nhà máy.

Phối cảnh nhà máy.

Phần quan trọng nhất của dự án là kế hoạch huy động hơn 100 triệu USD để xây trại giống, trại nuôi RAS và nhà máy chế biến cá hồi trên diện tích 10ha ở một khu công nghiệp phía nam TP. Đà Nẵng, chuyên cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam, Đông Nam Á và Trung Quốc.

Công ty AquAgro Project có trụ sở tại Singapore, do các doanh nhân Israel hậu thuẫn, đã hợp tác cùng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Đông Nam (trụ sở tại Sài Gòn) trong dự án mang tên SEA Aquaculture (nuôi thủy sản tại Đông Nam Á). Dự án còn có sự tham gia của Lighthouse Finance – công ty chuyên cho vay tài chính trong lĩnh vực thủy hải sản, hiện đang cố gắng huy động thêm 1 tỷ euro. Ngoài ra, công ty AquaMaof Aquaculture Technologies chuyên về các hệ thống RAS của Israel – AquAgro thường sử dụng công nghệ và thiết bị của AquaMaof trong những dự án do công ty quản lý. Theo thỏa thuận, AquAgro sẽ đầu tư 20%, còn lại 70% được giành cho các đối tác Việt Nam.

AquAgro được thành lập bởi Hillel Milo – nhà đầu tư mạo hiểm và quản lý quỹ rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp; Erez Shalev – nhà kinh doanh nông nghiệp kỳ cựu, người từng điều hành các hoạt động của Netafim (công ty sản xuất thiết bị tưới tiêu nổi tiếng của Israel) tại châu Á; và kỹ sư Rani Fischer với hơn 30 năm kinh nghiệm vận hành những hệ thống tưới tiêu, chăm sóc và cải tạo đất cho các dự án thủy sản và nông nghiệp quy mô lớn trên khắp thế giới, từ châu Á, Mỹ Latin, cho đến Trung Đông.

Công nghệ RAS có rất nhiều ưu điểm nhờ quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt và không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Thậm chí Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) còn đầu tư hẳn một cơ sở sản xuất 30 tấn cavir (trứng cá tầm, đặc sản của Nga) mỗi năm trên vùng đất quanh năm khô hạn, điều tưởng như không thể. Ảnh:

Công nghệ RAS trong nuôi trồng thủy sản có rất nhiều ưu điểm nhờ quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt và không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Thậm chí một nhà tư tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) còn xây hẳn một cơ sở sản xuất khoảng 30 tấn cavir (trứng cá tầm, đặc sản của Nga) mỗi năm trên vùng đất quanh năm khô hạn, điều tưởng như không thể. Ảnh: Undercurrent News.

“Tôi đã tận dụng rất nhiều mối quan hệ của mình trong những năm làm việc ở châu Á; Hillel đã kêu gọi đầu tư trong nhiều thập niên; còn Rani thì đã lăn lộn trên các ao nuôi thủy sản suốt 30 năm,” Shalev tự hào.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công vào cuối năm 2020 khi được đảm bảo về mặt tài chính – Milo cho biết. Lứa cá hồi đầu tiên cũng được dự kiến xuất bán sau khoảng 18 tháng. “Mọi nỗ lực chính hiện đang được tập trung vào huy động tài chính cho chi phí tài sản cố định (CAPEX). Thực ra chúng tôi đã làm điều này từ lâu chứ không phải chỉ mới bắt đầu. Ngoài ra chúng tôi cũng không làm một mình mà hợp tác với Lighthouse, một số nhà đầu tư tài chính và công ty uy tín khác ở châu Á”, ông nói.

“Lighthouse Finance đã tham gia cùng dự án SEA Aquaculture từ năm ngoái. Bằng những kinh nghiệm nhất định với khu vực này, chúng tôi rất tin tưởng vào triển vọng kinh doanh bền vững ở đây” – Giám đốc điều hành Roy Hoias của Lighthouse chia sẻ. “Chúng tôi đã quen với các đối tác và giải pháp RAS của AquaMaof. Dự án hiện đang ở trong giai đoạn huy động tài chính và mọi tín hiệu đều hết sức tích cực. Chúng tôi tin tưởng sẽ thành công và tạo ra ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thủy sản của Việt Nam,” ông nói.

Sản phẩm cá hồi nuôi bằng công nghệ RAS hoàn toàn trên đất liền sẽ được cung cấp cho thị trường Việt Nam, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác. Ảnh:

Theo kỳ vọng, những bể nuôi RAS trên đất liền tại Đà Nẵng sẽ cung cấp cá hồi tươi cho thị trường Việt Nam, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ảnh: Seafood Source.

AquAgro cũng lên kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến cá hồi với nguyên liệu đầu vào do trại nuôi SEA Aquaculture cung cấp. Ngoài ra, công ty sẽ đầu tư cả một nhà máy xử lý phụ phẩm để bán cho các đối tác trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng mục tiêu sản lượng 10.000 tấn cá, công ty sẽ cần khoảng 100 nhân lực. Sản phẩm philê của nhà máy chủ yếu sẽ được cung cấp cho thị trường Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. “Nhu cầu ở Trung Quốc đang tăng trưởng hết sức ấn tượng, nhưng triển vọng của Đông Nam Á cũng không kém. Chúng tôi đã gặp gỡ và làm việc với người mua tiềm năng ở tất cả những nơi này,” Milo cho biết.

“10.000 tấn cá hồi nghe có vẻ lớn, nhưng nếu nhìn vào nhu cầu tổng thể ở châu Á thì bạn sẽ thấy đó chỉ là một giọt nước trong đại dương. Với 10 ha, chúng tôi hoàn toàn có thể mở rộng quy mô, bởi việc sản xuất 10.000 tấn chỉ cần khoảng 6,5 – 7 ha”, Milo nói.

AquAgro cũng đang xem xét đầu tư một số dự án khác, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác, với nhiều đối tượng nuôi đa dạng. “Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ tiến hành một dự án nữa ở Việt Nam, nhưng xa hơn về phía Nam, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đã có sẵn đối tác, cho nên khâu huy động vốn có thể sẽ dễ dàng hơn,” Shalev nói nhưng từ chối tiết lộ tên đối tác và loài nuôi.

Hillel Milo, doanh nhân Israel chuyên về khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Aquagrofund.com

Ông Hillel Milo, doanh nhân Israel chuyên về khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Aquagrofund.com

Đối với riêng cá nhân Milo, dự án này mang ý nghĩa hết sức đặc biệt. “Tôi lớn lên tại một khu định cư ở Israel với những ao nuôi trồng thủy sản, và đã làm công việc này trong suốt thời niên thiếu. Đến nay, tôi đang tự khép lại những trang cuối của cuộc đời mình cùng với dự án RAS tại Việt Nam,” ông chia sẻ.