Hầu hết người tiêu dùng tin rằng AI đồng nghĩa với AI tạo sinh - cụ thể hơn là ChatGPT. Nếu người tiêu dùng sử dụng một sản phẩm được quảng cáo là có tính năng AI, họ mong đợi nó hoạt động giống như một chatbot có “suy nghĩ” giống con người.


CES được đánh giá là một trong những sự kiện công nghệ có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới – nơi các nhãn hàng triển lãm những sản phẩm công nghệ mới và quan trọng nhất của mình. Hình minh họa: Samsung

Sau sự bùng nổ của ChatGPT, việc các công ty muốn tận dụng sức hấp dẫn của AI tạo sinh để tác động đến tâm lý người tiêu dùng là điều dễ hiểu. Cho dù các sản phẩm mới có sử dụng AI tạo sinh hay không, chỉ cần gắn nhãn công nghệ này vào sẽ tạo ấn tượng rằng tính năng của sản phẩm là mới và thú vị. Đây là lý do tại sao mọi thương hiệu đều muốn đưa AI vào sản phẩm, từ Walmart sử dụng mô hình AI để bổ sung thêm hàng hóa lên kệ cho đến các hãng ô tô nhồi nhét “AI tạo sinh” vào bảng điều khiển để trò chuyện với tài xế.

Tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES (Consumer Electronics Show) 2023 mới đây, AI cũng thống trị mọi gian hàng, từ trợ lý giọng nói dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn trên ô tô cho đến Rabbit R1.

Arun Chandrasekaran - nhà phân tích tại tập đoàn nghiên cứu và tư vấn công nghệ Gartner, cho biết điều này là bình thường đối với nhiều công ty, nhưng nó có nguy cơkhiến người tiêu dùng có cảm giác bị lừa khi họ phát hiện thứ được quảng cáo là AI không thực sự giống AI mà họ mường tượng.

Chandrasekaran nói: “Các công ty có thể đang tự làm tổn hại bản thân khi quảng cáo những thứ không như người tiêu dùng mong đợi”.

Theo Gartner, hầu hết người tiêu dùng tin rằng AI đồng nghĩa với AI tạo sinh - cụ thể hơn là ChatGPT. Nếu người tiêu dùng sử dụng một sản phẩm được quảng cáo là có tính năng AI, họ mong đợi nó hoạt động giống như một chatbot có “suy nghĩ” giống con người.

Thực tế đây là một điều bất lợi đối với các sản phẩm sử dụng các dạng AI khác cũng ấn tượng không kém. Tại triển lãm CES 2023 nhiều robot vật lý làm công việc gia dụng được giới thiệu, như Ballie của Samsung hoặc robot AI của LG. Các robot này đều dễ thương và kỳ công về mặt kỹ thuật nhưng chúng liên quan nhiều đến những tiến bộ trong lĩnh vực robot và thị giác máy tính hơn là sự phát triển của Mô hình Ngôn ngữ lớn (Large Language Model - LLM) - thuật toán đằng sau các ứng dụng chatbot trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ như ChatGPT.

Chandrasekaran nói thêm, công nghệ luôn tiến triển qua các vòng đời, có thể sẽ đến thời điểm người tiêu dùng vỡ mộng sau khi nhận thấy AI không giải quyết được những vấn đề mà họ nghĩ nó giải quyết được, nhưng đó cũng là lúc sẽ có những cải tiến tốt và phù hợp hơn xuất hiện.

Nguồn: