Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford vừa chế tạo thành công một chiếc drone mang tên PigeonBot (robot bồ câu) – với đôi cánh được bọc bằng những chiếc lông bay của chim bồ câu thật, giúp nó thao tác hết sức tài tình. Ý tưởng này có thể sẽ mở đường cho những cải tiến trong lĩnh vực chế tạo máy bay tương lai.

Lông bay là những chiếc lông vũ dài, cứng, có hình dạng bất đối xứng, nhưng được xếp cân đối trên cánh hoặc đuôi của các loài chim, với chức năng chính là hỗ trợ tạo ra lực đẩy và lực nâng, nhờ đó giúp chim bay được.

Thấu hiểu nguyên lý trên, nhóm nghiên cứu đã gắn 40 chiếc lông vũ lên mỗi cánh của chiếc drone (tổng cộng là 80 chiếc) theo một kết cấu gồm các “khớp” (wrist) và “đốt ngón” (finger) nhân tạo được kết nối chặt bằng những dây chằng làm từ chất liệu đặc biệt, co giãn tốt (giống như cấu tạo của cánh chim). Khoảng cách giữa các khớp và đốt ngón được điều khiển bằng tín hiệu từ console (tay cầm) sẽ làm biến đổi hoàn toàn hình dạng cánh máy bay, cho phép nó thực hiện những cú bẻ ngoặt đột ngột trên không y chang bồ câu thật. Chưa hết, nhóm còn tìm cách chế tạo các móc thùy nhỏ giúp lông bám chặt và không bị trượt xa quá – đặc điểm có mặt ở hầu hết những loài chim biết bay (cấu trúc này có thể truyền cảm hứng cho nhiều sản phẩm khác, chẳng hạn móc gài quần áo hoặc băng vết thương tăng cường độ bám dính).

Dựa trên cấu tạo và đặc điểm của lông bay ở các loài chim, nhóm nghiên cứu đã trang bị cho PigeonBot một đôi cánh đặc biệt. Ảnh: Stanford.

Dựa trên cấu tạo và đặc điểm của lông bay ở các loài chim, nhóm nghiên cứu đã trang bị cho PigeonBot một đôi cánh đặc biệt. Ảnh: Stanford.

“Chúng ta không cần phải kiểm soát tất cả mọi dao động nữa, và tôi nghĩ các thế hệ máy bay tương lai sẽ hưởng lợi rất nhiều từ phát hiện này,” David Lentink, tác giả đứng tên đầu trong bài báo công bố trên Science, cho biết. “Mặc dù máy bay sẽ không có cánh đập phần phật, nhưng tôi nghĩ hình dạng cánh của chúng sẽ được cải tiến.”

Xem video thử nghiệm PigeonBot:



Nguồn: