Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia tuyên bố họ sẽ là phòng thí nghiệm đầu tiên của Bộ Năng lượng Mỹ triển khai Fujitsu A64FX, bộ xử lý dựa trên cấu trúc ARM duy nhất, được thiết kế phục vụ các dự án và siêu máy tính HPC.

Theo Tech Radar, Fujitsu chủ yếu nổi tiếng với máy tính xách tay, máy tính bảng và máy tính để bàn, nhưng Fujitsu sẽ là "người khổng lồ" nếu sản xuất các bộ xử lý, một lĩnh vực đã có trong hơn nửa thế kỷ.

Ra mắt vào năm 2019, CPU này có 48 lõi, đạt hiệu năng cao nhất 3,38 TFLOPS, chạy ở tốc độ 2,2 GHz và có bộ nhớ HBM2 32GB.

Fujitsu A64FX lý tưởng với thị trường HPC vì nó cung cấp hiệu suất băng thông cao hơn nhiều giữa bộ nhớ và CPU - lên tới 1TBps. Cho đến nay, việc di chuyển dữ liệu đến và đi từ CPU vấn là trở ngại lớn nhất mà các nhà nghiên cứu gọi là điện toán exascale.

Ngoài ra, điều khiến A64FX trở nên thú vị hơn nữa là Fujitsu muốn công nghệ này dần dần ứng dụng trong các hãng điện toán đám mây lớn, từ đó công chúng cũng có thể hưởng lợi.

Với việc dựa trên kiến ​​trúc ARM, A64FX có thể (và đã) chạy các bản Linux và thậm chí là Microsoft Windows.

A64FX vượt qua cả GPU của Nvidia và AMD về chỉ số hiệu suất cực kỳ quan trọng trên mỗi watt. Thật vậy, một nguyên mẫu CPU 768 nằm ở đầu danh sách Green500 - bảng xếp hạng cho các siêu máy tính cung cấp nhiều năng lượng nhất trên mỗi watt.

Rõ ràng, A64FX được thiết kế để cung cấp năng lượng cho người kế nhiệm siêu máy tính chính Nhật Bản, K, đã ngừng hoạt động từ tháng 8/2019.

Siêu máy tính mới thay thế K - Fugaku - dự kiến ​​sẽ nhanh hơn 100 lần khi ra mắt vào cuối năm nay, sẽ chạy trên một bản phân phối Linux có tên McKernel và sẽ đạt tới 400 petaflop. Mục đích là để nó trở thành siêu máy tính đầu tiên đạt được một exaflop khi được triển khai đầy đủ với nửa triệu bộ xử lý.