Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công một công nghệ có thể cho phép máy tính điều khiển suy nghĩ con người.


Một nhóm các nhà khoa học của Trường ĐH Washington đã phát triển một phương pháp có thể giúp con người hình thành kiểu giao tiếp “đọc suy nghĩ”.

Các thí nghiệm của họ được thực hiện trên bảy tình nguyện viên, sử dụng thiết bị cấy ghép vào não có kết nối điện cực và phần mềm máy tính để chuyển thông tin từ não nhằm xác định suy nghĩ của người đó.

Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học Rajesh Rao và Jeff Ojermann sử dụng thuật hình ảnh để đưa thông tin vào não bộ mà các tình nguyện viên không hề ý thức được.

Họ sẽ phải tìm hình ảnh một ngôi nhà bị lộn ngược trong hàng loạt hình ảnh khuôn mặt, ngôi nhà và màn hình xám, được thay đổi liên tục cứ 400 phần nghìn giây một lần. Phần mềm máy tính sẽ xác định hoạt động của não thông qua điện cực.


Sức mạnh của não bộ được kết hợp với công nghệ (Ảnh: Sputnik news)

Kết quả cho thấy các nơ-ron thần kinh phát sáng khi tình nguyện viên nhìn vào khuôn mặt và ngôi nhà là khác nhau.

Các nghiên cứu sau này cũng đã sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau để xác định sự khác biệt trong dấu hiệu não bộ.

Công nghệ này được kỳ vọng có thể giúp điều khiển suy nghĩ - nơ-ron thần kinh qua các phần mềm máy tính, giúp phá vỡ rào cản giữa con người và máy móc trong tương lai.