8. Maromav
Maromav phát triển ứng dụng lập trình trên điện thoại "MAKE" để giúp các trường học giới thiệu kiến thức lập trình cho học sinh. Chúng cung cấp các khóa học hướng dẫn người dùng từng bước một để làm ra các mạch điện tử Arduino, trò chơi và dự án mô phỏng 3D. Nó cũng được thiết kế để dành cho những người trẻ quan tâm đến việc trở thành một nhà thiết kế kỹ thuật.
Hiện có khoảng 2.000 tổ chức giáo dục ở Hàn Quốc đang sử dụng các giải pháp của MAKE. Đại diện công ty nói rằng 30% người dùng của họ đến từ nước ngoài, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
9. Reziena
Reziena nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ AI trong lĩnh vực làm đẹp, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận các liệu pháp chăm sóc da chuyên nghiệp tại nhà. Người dùng có thể thể tải xuống và chụp ảnh để AI chẩn đoán tình trạng da, từ đó đưa ra các hướng dẫn chăm sóc. Startup này muốn biến nền tảng của mình thành một dạng “Google trong ngành làm đẹp”, nhờ đó có thể tiếp tục thu thập dữ liệu lớn về da một cách tự nhiên và không tốn nhiều chi phí, đồng thời thu hút được các đối tác cung cấp dịch vụ làm đẹp tham gia vào.
Bản thân Reziena cũng thiết kế các thiết bị chăm sóc da tại nhà, chẳng hạn như thiết bị HIFU chống lão hóa có hiệu quả nâng cơ mặt, giảm nếp nhăn và giảm quầng thâm mắt, hoặc các loại mặt nạ thẩm thấu cao. Đại diện công ty nói rằng họ đã bán được khoảng 400 thiết bị chăm sóc da tại nhà và thu thập được 100.000 dữ liệu về da. Vào nửa cuối năm ngoái, Reziena trở thành đối tác của công ty làm đẹp lớn từ Đức và đã phân phối sản phẩm đến Hồng Kông và Việt Nam.
10. Seoul Unniedeul
Seoul Unniedeul tạo ra một nền tảng thương mại và nội dung về làm đẹp mang tên “Star Secret Korea”. Tại đó, các biên tập viên làm đẹp chuyên nghiệp sẽ chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm và giới thiệu, phân phối các sản phẩm chính hãng. Đại diện công ty cho biết, những biên tập viên làm đẹp của họ đã đạt được lượng lớn người theo dõi, số lượt xem trung bình trên mỗi nội dung làm đẹp trong Star Secret Korea là hơn 800.000 lượt.
Nền tảng này đã bước chân vào thị trường Myanmar và đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Indonesia và Singapore.
11. Soomvi
Soomvi cung cấp các loại máy bay không người lái (drones) công nghiệp và hệ thống điều khiển tích hợp lưu động có thể dùng để quản lý an toàn khi xảy ra thảm họa/tai nạn. Từng bắt tay với gã khổng lồ viễn thông SK Telecom, startup này đã phát triển một dạng drones chuyên dùng để phát hiện người bị nạn trên biển và đưa ra các giải pháp hỗ trợ như thả phao bơi, phát tín hiệu định vị cho tàu đến cứu.
Soomvi có một thỏa thuận với thành phố Incheon để cung cấp máy bay không người lái cho các nhiệm thu thập thông tin về ô nhiễm không khí và vùng biển được chỉ định để đánh bắt cá. Các thiết kế của startup này đã được cấp bản quyền hoặc bằng sáng chế tại nhiều nơi như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, châu Âu, …
Đại diện Soomvi ước tính, đến cuối năm 2022, các hợp đồng đặt hàng của họ có thể đạt 5,6 triệu USD. Ở thị trường Việt Nam, họ dự định tập trung vào mảng drones cứu hộ để hỗ trợ giải quyết vấn đề đuối nước.
12. SpaceT
Ở Việt Nam, hầu hết chủ nhà nhận căn hộ trong tình trạng trống, cần thi công thêm nội thất. Tuy nhiên họ phải đối mặt với nhiều vấn đề về giá cả, chất lượng, chi phí trả trước hoặc đơn giản chỉ là không biết đơn vị thi công nội thất nào. SpaceT là một nền tảng kết nối chủ sở hữu nhà với các công ty thiết kế và thi công nội thất đáng tin cậy trên nền blockchain ethereum.
Nhà đồng sáng lập của SpaceT nói rằng họ có quy trình xác minh 5 bước để chỉ những công ty nào vượt qua mới có thể đăng ký trên website, đồng thời có hệ thống so sánh giá thi công trọn gói của đối tác với mức giá trung bình của mình nên chỉ cho phép những nhà cung cấp thiết bị có giá cả hợp lý mới có thể lên nền tảng. Bên cạnh đó, SpaceT cũng sử dụng công nghệ AI và mô phỏng 3D để giúp người dùng hình dung, tùy chỉnh các sản phẩm nội thất của mình.
Doanh thu của SpaceT đến từ hoa hồng do các công ty nội thất trả. Ở Hàn Quốc, startup này đã đạt được tốc độ tăng trưởng 10%/tháng.
13. Trento
Trento đưa ra một giải pháp công nghệ phân chia mạng (network slicing) đầu cuối, giúp các nhà máy sản xuất có được tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và an toàn hơn trong mạng nội bộ. Nó cung cấp tốc độ không dây 100Gbps với 90% băng thông có sẵn và hiệu suất độ trễ cực thấp, từ 5-10 ms ở khoảng cách 150km, do vậy có thể dùng trong những lĩnh vực như sản xuất thông minh, y tế thông minh hoặc lái xe tự động.
Đối tác kỹ thuật của họ là Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KISTI) và một số doanh nghiệp chuyên về viễn thông, tự động hóa nhà máy.
14. Uptempo Global
Nhà đồng sáng lập Uptempo Global chia sẻ, ở Hàn Quốc chỉ có 200.000 nhà phát triển phần mềm, con số quá ít so với nhu cầu. Nhưng khi làm việc với bên nước ngoài như Việt Nam, hai bên thường không nói cùng một ngôn ngữ và cũng không giỏi về tiếng Anh.
Uptempo đã phát triển một ứng dụng AI giao tiếp đa ngôn ngữ để mọi người có thể chat, chia sẻ tài liệu, chỉnh sửa ảnh và phân công công việc dễ dàng. Nền tảng này có thể chuyển đổi giữa nhiều loại ngôn ngữ. Không chỉ dịch thuật, nền tảng này cũng hoạt động như một nền tảng quản lý dự án, giúp khách hàng tiết kiệm khoảng 30% chi phí dự án. Họ đang hướng tới thị trường IT ước tính trị giá khoảng 800 triệu USD giữa các công ty Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong 2 năm qua, Uptempo đã đạt doanh thu 2.3 triệu đô la, và dự kiến đạt khoảng 4 triệu đô la vào cuối năm nay. Không chỉ dừng lại ở mảng ngôn ngữ cho ngành IT, Uptempo cũng có ý định mở rộng sang mảng ngôn ngữ và nền tảng sử dụng cho lĩnh vực y tế, pháp lý.
Các startup Hàn Quốc xem Việt Nam như một thị trường tiềm năng, hấp dẫn bởi người dân có tốc độ chấp nhận và sử dụng công nghệ số cao, lực lượng tiêu dùng trẻ và thuộc tầng lớp trung lưu sẵn sàng chi trả.