Khi EU xem xét một cách toàn diện các chương trình nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của mình trong tương lai, vào tháng 10/2024, một nhóm chuyên gia do cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Bồ Đào Nha Manuel Heitor đã đề xuất những thay đổi ở Chương trình Khung số 10 (FP10), sẽ khởi động vào năm 2028. Chương trình này sẽ bao gồm nghiên cứu công nghệ lưỡng dụng, được Ủy ban châu Âu bàn luận vào đầu năm nay, khi châu Âu đang cố gắng thúc đẩy R&D trong quốc phòng, điều này có thể khiến các quốc gia nằm ngoài EU, như Anh, Canada hay Hàn Quốc lo ngại bởi vì nghiên cứu liên quan đến quốc phòng nhạy cảm với các quốc gia nằm ngoài khối.
Bà Signe Ratso, trưởng đoàn đàm phán của EU về chương trình nghiên cứu và đổi mới sáng tạo cho rằng với FP10, chương trình của chúng ta đã thực sự trở thành chương trình toàn cầu. Chúng ta đã mở cửa cho những quốc gia như Canada, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản tham gia. Câu hỏi lúc này là công nghệ lưỡng dụng có thể dẫn đến điều gì”.
Signe Ratso chính là người đã mở khuôn khổ chương trình để thỏa thuận với New Zealand, Canada và Hàn Quốc về việc tham gia vào chương trình tài trợ cho khoa học lớn nhất thế giới Horizon Europe. Theo kết quả thỏa thuận, các nhà nghiên cứu của các quốc gia này có thể gửi hồ sơ đề xuất tài trợ ngang hàng với các đồng nghiệp châu Âu. Sự hấp dẫn này khiến cho Singapore và Nhật Bản cũng nộp đơn xin gia nhập chương trình.
Những đối tác lâu dài của EU như Anh, Israel và NaUy cũng tham gia, trong khi Thụy Sĩ được chờ đợi sẽ thỏa thuận trong năm nay sau khi tranh luận gay gắt với EU và dừng tham gia Horizon Europe kể từ khi chương trình này khởi động vào năm 2021.
Tuy nhiên, một EU căng thẳng về việc tái cấu trúc chương trình nghiên cứu để giảm sự tác động của các thách thức toàn cầu để phù hợp với quan điểm mới về quốc phòng và công nghiệp châu Âu có thể cản trở khả năng quốc tế hóa của chương trình mới FP10.
Có thể loại trừ quốc phòngMột rủi ro của FP10 là chương trình tập trung vào công nghệ quốc phòng sẽ gợi ý EU đặt nhiều giới hạn lên những người có thể tham gia vào các dự án nghiên cứu chung như EU từng loại trừ các quốc gia ngoài EU khỏi những cuộc tài trợ cho những công nghệ nhạy cảm, ví dụ như loại Anh và Israel khỏi các dự án nghiên cứu về lượng tử và không gian.
Thêm vào đó, việc kiểm soát xuất khẩu ngoài biên giới quốc gia về công nghệ liên quan đến quốc phòng cũng có thể làm rắc rối thêm sự hợp tác ngoài khối.
Việc tái cấu trúc chương trình nghiên cứu của EU nhằm giảm sự tác động các thách thức toàn cầu và để phù hợp với quan điểm mới về quốc phòng và công nghiệp châu Âu.
|
Một số quốc gia liên kết đã phản đối việc đưa nghiên cứu liên quan đến quốc phòng vào chương trình FP10. Trong một báo cáo đề xuất vào đầu năm nay, Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ đã yêu cầu FP10 giữ vị thế thuần túy tài trợ cho nghiên cứu dân sự, vì việc đưa nghiên cứu quốc phòng vào sẽ dẫn đến những rủi ro “tăng thêm gánh nặng hành chính do lo ngại về an ninh”.
Anh đang cố gắng khôi phục lại vị thế ở Horizon Europe sau ba năm vắng mặt liên quan đến Brexit, đã nhấn mạnh rằng FP10 phải cho phép “sự tham gia bình đẳng của các quốc gia liên kết trong mọi lĩnh vực của chương trình”.
Bên cạnh vấn đề của công nghệ lưỡng dụng, Anh cũng lo ngại về việc kêu gọi cho một ngân sách chương trình lớn hơn khiến các quốc gia thuộc thế giới thứ ba phải xem xét lại khả năng liên kết với chương trình.
Hàn Quốc cũng quan sát xem liệu nghiên cứu về công nghệ lưỡng dụng ở FP10 có giới hạn sự tham gia của nhà khoa học Hàn quốc hay không, theo nhận xét của Yale Song, một thành viên phụ trách chính sách của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc-EU ở Brussels.
Vẫn có điểm sángLain Cossar, người phụ trách khoa học, đổi mới và quan hệ quốc tế tại Bộ Thương mại, đổi mới và lao động New Zealand, cho rằng ông tán đồng một số ý tưởng trong báo cáo mà nhóm chuyên gia do ông Manuel Heitor dẫn dắt đề xuất. Đó là đề xuất nhấn mạnh vào việc chuyển dịch kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thành đổi mới sáng tạo trong thế giới thực, vốn tương đồng với chính sách của New Zealand.
Ông Yale Song thì lạc quan về những thay đổi được đề xuất trong báo cáo, ví dụ như ngân sách lớn hơn và đơn giản hóa quy trình xét duyệt hồ sơ đề xuất xin tài trợ.
Trong báo cáo mới, nhóm của ông Heitor đã đề xuất một cách tái sắp xếp chương trình khi các nhà nghiên cứu New Zealand, Canada và Hàn Quốc đang cố gắng tự điều hướng trong một thế giới hoàn toàn mới với những thủ tục xin tài trợ đầy quan liêu của EU. Với những người mới như họ thì vấn đề thủ tục có thể còn xấu hơn. Không giống như các đồng nghiệp Anh, Thụy Sĩ, NaUy và Israel, họ chỉ có thể tham gia vào một phần của chương trình, nơi hỗ trợ cho những nhóm hợp tác khoa học – công nghệ. Tuy nhiên Khung trụ cột thứ hai lại đang rơi vào sự thiếu ổn định nên báo cáo đề xuất cần có sự thay đổi lớn với một Hội đồng Cạnh tranh công nghiệp và Công nghệ phụ trách riêng.
Nguồn: sciencebusiness.net