Hy vọng kết nối với những hàng xóm gần gụi như Ba Lan, Slovakia và Czech, sẽ giúp ba quốc gia này gia tăng tiềm năng phát triển của mình.
Thiết lập vào năm 2021, mạng lưới khởi nghiệp Trung và Đông Âu (CEE) – một sáng kiến với mục tiêu cân bằng lượng đầu tư ở các thành phố và thu hút những dự án hứa hẹn ở nhiều vùng khác vào mạng lưới này – đã mở một cuộc kêu gọi nộp hồ sơ tài trợ xuyên biên giới vào năm ngoái, thu hút sự tham gia của hơn90 nhà khởi nghiệp. Nhóm điều hành mạng lưới này hiện giờ đang mong muốn mở rộng mạng lưới vươn đến những thành phố khác để mời họ tham gia vào cuộc thi năm nay, Startup Voucher, diễn ra vào tháng chín tới.
Ba vùng tham gia mạng lưới này đều là những vùng xa thủ đô và không có thế mạnh truyền thống nào về đổi mới sáng tạo. Vùng Moravia-Silesia ở CH Czech được xếp vào nhóm “đổi mới sáng tạo tầm trung”, theo kết quả từ bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo vùng ở châu Âu trong khi Silesian Voivodeship ở Ba Lan rơi vào khu vực là nhà đổi mới sáng tạo mới nổi cùng Žilina ở Slovakia.
Bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo của châu Âu đã phân chia các vùng vào một trong số bốn hạng mục là dẫn dắt đổi mới sáng tạo, đổi mới sáng tạo lớn, đổi mới sáng tạo tầm trung và đổi mới sáng tạo mới nổi. Theo bảng này thì cả ba vùng nói trên đều ở vị trí áp chót bảng. Vì vậy, Pavel Csank, CEO của Trung tâm đổi mới sáng tạo Moravia –Silesia, với tầm nhìn về mạng lưới này, mong muốn đưa bất lợi truyền thống ở đây thành lợi thế. Trọng tâm của kế hoạch này là khai thác tiềm năng của các vùng thông qua tăng trưởng từ dưới lên.
Theo ông Pavel Csank, "nếu chúng tôi muốn đạt tới mức độ đổi mới sáng tạo của châu Âu, chúng tôi cần thay đổi cách nghĩ từ chỗ phụ thuộc vào vấn đề nội vùng đơn lẻ sang xây dựng tiềm năng liên vùng. Cách tiếp cận của chúng tôi là kết nối giữa các công ty khởi nghiệp, các hãng công nghệ lớn với các nhà nghiên cứu trường viện và cả các nhà đầu tư mạo hiểm, để đem đến những công nghệ và giải pháp mới".
Chiến lược này tìm kiếm thêm nhiều hợp tác và đối tác địa phương có sẵn trong vùng, theo Michal Janovčík của Trung tâm đổi mới sáng tạo INOVIA,một đối tác của Mạng lướiKhởi nghiệp CEE đang vận hành ở vùng Žilina.“Nhìn chung, các sáng kiến từ dưới lên tốt hơn nhiều bởi vì chúng có cơ sở là những nhu cầu cần thiết của người sử dụng – các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty khởi nghiệp và các tổ chức đổi mới sáng tạo”, ông giải thích.
“Các chương trình hỗ trợ ở cấp châu Âu tất nhiên là đem lại rất nhiều lợi ích và có giá trị lớn nhưng chúng lại đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm để vận hành và điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện cần thiết của vùng. Các sáng kiến từ dưới lên thì linh hoạt hơn nhiều và chúng tôi có thể điều chỉnh nhanh hơn khi cần và đáp ứng chúng theo nhu cầu của các công ty vừa và nhỏ cũng như cộng đồng khởi nghiệp địa phương”.
Mạng lưới Khởi nghiệp CEE không phải là một phần trong nhóm cơ hội tài trợ của EU nhưng họ có một nhóm tư vấn để hỗ trợ việc tham gia nộp hồ sơ đề xuất tài trợ cho những lần kêu gọi tài trợ khi cần thiết. Nhưng về tổng thể, các công ty khởi nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ hơn nhiều so với các công ty khởi nghiệp châu Ấu và chuẩn bị hướng những bước đầu tiên theo xu hướng quốc tế hóa. “Chúng tôi là bước mà bạn cần đón nhận trước khi xem xét xin tài trợ từ nơi khác, ví dụ như Hội đồng Đổi mới châu Âu chẳng hạn. Tuy nhiên thông thường thì cạnh tranh và đón nhận tài trợ ở mức đó thường nằm quá các mục tiêu của các công ty khởi nghiệp của chúng tôi”, bà Adéla Píchová, điều phối viên dự án của Mạng lưới Khởi nghiệp CEE cho biết.
Dẫu Píchovámiêu tả cuộc thi khởi nghiệp quốc tế đầu tiên mà mạng lưới này tổ chức đã giành được thành công nhưng bà cho rằng vẫn còn cơ hội để cải thiện nó trở nên tốt hơn. Ví dụ trong số hơn90 nhà khởi nghiệp tham gia thì chỉ có 9 là từ Ba lan. Do đó bà hy vọng là trong cuộc thi năm nay sẽ có nhiều hơn các khởi nghiệp Ba Lan mới đăng ký với mạng lưới này.
Có một vấn đề cấp thiết với các công ty khởi nghiệp ở vùng biên giới này là quốc tế hóa một cách nhanh chóng, đặc biệt là các công ty của Czech và Slovakia, vì thị trường nội địa của họ thường rất nhỏ. Ở Ba Lan tồn tại một thị trường nội địa có quy mô lớn hơn nhiều, vốn làm nảy sinh việc tạo ra các mối quan hệ đối tác xuyên biên giới – có thể có một nguyên nhân giải thích tại sao ít công ty khởi nghiệp Ba Lan ít quan tâm đến cuộc thi năm ngoái của vùng.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là hợp tác xuyên biên giới lại vô nghĩa với các doanh nghiệp Ba Lan, theo nhận xét của Sonia Bazan, nhà quản lý vườn ươm Công nghệ tại Công viên Công nghệ cao Krakow. Dĩ nhiên Công viên Công nghệ cao Krakow không phải là một đối tác của Mạng lưới khởi nghiệp CEE nhưng họ cũng đã liên hệ với mạng lưới này để hợp tác. “Để thành công và có năng lực chuyển đổi theo hướng trở thành một phần của châu Âu số hóa, chúng tôi phải đoàn kết lại và cùng có một tiếng nói, vì vậy thật tốt để làm việc cùng nhau theo một dạng dự án kiểu như thế này”, Bazan nhận xét.
Krakow là một trung tâm đổi mới sáng tạo tiên tiến so với những nơi khác của vùng biên giới này. Csank cho biết, một mục tiêu cho thành phố Ostrava của Czech là đạt đến mức độ phát triển tương tự Krakow,Wroclaw, Ba Lan hoặc Brno, Czech trong vòng 10 đến 15 năm tới.
Janovčík cũng coi hợp tác quốc tế như một nhân tố chính trong việc mở tiềm năng của vùng Žilina, Slovakia.“Giống như phần lớn[các vùng]ở Trung Âu,Žilinavẫn là một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa đầy đủ, nơi chúng tôi còn chưa có được những công cụ chức năng hỗ trợ hiệu quả và các cơ chế tài chính cho sự tăng trưởng ở một môi trường quốc tế”, ông nói.
Cuộc thi khởi nghiệp Startup Voucher là một phần quan trọng của việc thổi luồng sinh khí mới cho đổi mới sáng tạo mạng lưới của các vùng biên giới này và đưa những ý tưởng của mạng lưới vượt khỏi phạm vi vùng, tìm những tài trợ ở bên ngoài.
Qua cuộc thi, các nhà tổ chức mong muốn tìm những hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp ở các điạ phương; gặp gỡ và làm việc với cả các trường học địa phương để dạy cho lớp trẻ có được cách nghĩ mang tính thương mại nhiều hơn.
Anh Vũ lược dịch (Nguồn: sciencebusiness.net)