Với việc thành lập QDNL Participations, Hà Lan đang đi những bước quan trọng trong phát triển hệ sinh thái lượng tử với việc thiết lập một quỹ đầu tư mạo hiểm hướng đến các startup giai đoạn đầu và các nhóm nghiên cứu đang tập trung vào phát triển công nghệ.

Phòng thí nghiệm công nghệ lượng tử ở ĐH Công nghệ Delft. Nguồn: TU Delft
Phòng thí nghiệm công nghệ lượng tử ở ĐH Công nghệ Delft. Nguồn: TU Delft

Tháng tư vừa qua, Quantum Delta Netherlands (QDNL), một quỹ được thành lập vào năm 2020 để hỗ trợ chiến lược Công nghệ lượng tử quốc gia Hà Lan, đã thành lập thêm quỹ đầu tư mạo hiểm,QDNL Participations. Quỹ này có tổng kinh phí 15 triệu Euro.

Việc có thêm quỹ đầu tư mạo hiểm,QDNL Participations, đang được chờ đợi là bổ trợ, lan tỏa được hiệu ứng kích thích mà QDNL mới tạo ra trong khởi nghiệp.

Một giọt nước trong đại dương

QDNL Participations có 15 triệu Euro để đầu tư vào các công ty lượng tử giai đoạn sớm, một bước chuyển hướng đến phần cứng lượng tử, truyền thông lượng tử và các công nghệ cảm biến lượng tử, cùng với các công ty cung cấp linh kiện lượng tử. Dòng chảy giao dịch công nghệ này sẽ đến từ lĩnh vực nghiên cứu ở nhiều trường đại học Hà Lan, chủ yếu là các trường TU Delft, Eindhoven, Leiden, Twente, và Amsterdam.

Tuy vậy so với tiêu chuẩn quốc tế thì ngân quỹ này chỉ là một giọt nước trong đại dương. Theo một báo cáo xuất bản vào tháng 8/2022 củaBoston Consulting Group, các startup lượng tử Mỹ đã thu hút được 1,8 tỷ USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, kể từ năm 2010, trong khi các công ty châu Âu là 272 triệu USD và các công ty Trung Quốc là 223 triệu USD.

Nhưng tầm quan trọng của QDNL Participations đối với tương lai của các startup lượng tử là ở cách nó định hướng để vận hành. “Chúng tôi muốn tham gia vào cạnh tranh về công nghệ lượng tử ở giai đoạn sớm và đảm bảo là chúng tôi bảo vệ cũng như hỗ trợ được các nhà sáng lập các công ty lượng tử bởi trên thực tế đó đều là nơi phát sinh nhiều vấn đề”, Ton van ‘t Noordende, giám đốc vận hành quỹ, nói.

Các công ty này cũng cần tránh những lời khuyên tồi bởi đây có thể là lý do khiến các startup tổn hại tài chính ngay từ đầu. “Các nhà sáng lập là người làm nghiên cứu thì không hiểu về kinh doanh, van ‘t Noordende nói. “Họ có nguy cơ nhận phải những lời khuyên vô nghĩa, thậm chí lợi dụng, có thể làm giới hạn sự tăng trưởng doanh nghiệp của mình. Do đó, các quỹ cấp vốn cũng không thúc đẩy được các kết quả thương mại nhanh như mong muốn”.
Tư vấn độc lập

Trước khi thực hiện bất kỳ thảo luận nào về đầu tư, các nhóm nghiên cứu xem xét việc lập một startup hay không có thể đón nhận tư vấn từ Infinity, một chương trình hỗ trợ do QDNL Participations thành lập với một nhóm chuyên gia kiêm nhiệm. “Infinity cho phép các nhà nghiên cứu kinh nghiệm khởi đầu an toàn về việc xây dựng một doanh nghiệp”, van ‘t Noordende nói. “Chúng tôi làm việc với họ để xây dựng các mô hình kinh doanh và ‘căn chỉnh’ các mô hình đó phù hợp với lộ trình công nghệ của họ”.

Đồng thời, Infinity phấn đấu khách quan, tránh thổi phồng việc thành lập công ty. “Mục tiêu của chúng tôi là xem liệu chúng tôi có thể có được thứ công nghệ lạ thường này ra khỏi kệ hàng, nơi nó vẫn còn đang chờ bàn tay chạm tới”.

Mặc dù mục đích thành lập chương trình là để bổ sung cho sự hỗ trợ mà các nhà nghiên cứu nhận được từ các viện trường của họ bởi việc có được lời khuyên độc lập với các nơi này cũng hết sức cần thiết. “Các nhà nghiên cứu xuất sắc có thể khó bắt đầu một cuộc đối thoại về kinh doanh”, van ‘t Noordende nhận xét. “Tôi nghĩ có tiềm năng là họ sẽ bỏ qua việc này”. Có được một sự tư vấn độc lập về công nghệ lượng tử sẽ giúp các nhà nghiên cứu thêm cạnh tranh bởi các trường cũng phải cân nhắc nguồn lực hạn chế, nhất là khi họ phải tập trung vào thương mại hóa một diện rộng các công nghệ mới. “Cần phải trở nên khác biệt để hỗ trợ các nhóm đó”, van ‘t Noordende nói.

Eijkel cũng thấy lợi ích của việc đặt các startup vào tầm nhìn của các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhất là khi nhóm nghiên cứu lại thiếu cách biến mình trở nên cạnh tranh. “Họ có thể không thực sự sẵn sàng tìm kiếm một nhà điều hành nếu như họ vẫn ở giai đoạn đầu phát triển công nghệ hoặc ở các pha đầu của một công ty. Điều họ cần lúc này là quan điểm phát triển. Chúng tôi có thể làm nhiều thứ với các công ty mới, tăng tốc độ tư duy của họ về phát triển công ty…” Ví dụ, một công ty đang chuẩn bị tung công nghệ của mình ra thị trường với sự hỗ trợ của nhóm phát triển kinh doanh ở QuTech. “Chúng tôi bắt đầu thấy đường nét của họ và trao đổi với họ một buổi chiều. Giờ thì nhóm đó đã nghĩ lại về chiến lược của mình”, Eijkel nói.

Tiền trên bàn thí nghiệm


Khi đi vào tài trợ, QDNL Participations có ý tưởng là hỗ trợ ngay từ khi các nhà nghiên cứu thiết lập một công ty, với một khoản ‘an toàn’ trị giá 50.000 Euro để họ có thể có được sự cân bằng nếu sẵn sàng lập startup và chuyển hướng sang một công ty thương mại. Khoản hỗ trợ này không hào phóng như các khoản tài trợ nghiên cứu mà dành cho việc khởi động viết một kế hoạch kinh doanh hoặc bắt đầu đàm phán với các đối tác hoặc nhà cung cấp tiềm năng.

Với QuTech, một khoản tài trợ trước khi công ty được hình thành là một ý tưởng hữu ích. Eijkel nói, “Có rất nhiều điều hay lẽ thiệt cần cân nhắc và đồng tiền lại không sẵn, vì vậy chúng tôi đã quyết định đề xuất những thứ có thể hỗ trợ họ từ đầu”.

Một khi startup đã được lập ra, QDNL Participations có thể tham gia hoặc dẫn dắt các vòng gọi vốn. Họ đã có những khoản tài trợ cam kết dành cho ba startup làFermioniq, Q*birdvà công ty thứ ba mới là một mô hình ở dạng sơ khai. Hoạt động đầu tư chính thức của họ là tham gia vào vòng tài trợ hạt giống vớiQuantWare, một công ty phát triển, thiết kế và có khả năng sản xuất các bộ xử lý lượng tử siêu dẫn. Công ty này đã được thành lập dựa trên những tư vấn trước đó của QDNL.

Vòng gọi vốn này có quy mô lớn hơn và cũng đúng thời điểm. “Đầu tư trung bình của chúng tôi sẽ vào khoảng 500.000 đến 750.000 Euro, các công ty đã sẵn sàng cho điều đó và thực sự muốn sự tham gia của chúng tôi”, van ‘t Noordende nhận xét.

Mục tiêu trong tương lai của QDNL Participations là dẫn đầu các vòng đầu tư, sử dụng hiểu biết và mạng lưới chuyên gia của mình để bắc cầu qua những khoảng trống hiểu biết về lượng tử vẫn tồn tại trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm. “Một số quỹ đầu tư mạo hiểm ở châu Âu hiện đang chuyển sang chuyên môn hóa và đầu tư mạo hiểm cho lượng tử cũng rất thu hút,” van ‘t Noordende nói.

Eijkel cho rằng cách tiếp cận này của QDNL Participations có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác ngoài lượng tử như sức khỏe, công nghệ sinh học và các công nghệ sâu khác, nơi đầu tư mạo hiểm vẫn còn ở mé ngoài. “Công nghệ sâu đòi hỏi những cách tiếp cận đặc biệt hơn chúng tôi, do đó sẽ là một bước học hỏi cho Hà Lan và cả cho môi trường đầu tư mạo hiểm của châu Âu”, ông nói.