Chính phủ, các nhà quản lý và các chuyên gia khoa học đang hợp lực để lựa chọn cách hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng nào tốt hơn và giải quyết những vấn đề thách thức như đại dịch và biến đổi khí hậu.

Một dự án mới của châu Âu được đề ra nhằm khuyến khích vai trò của tri thức khoa học và sử dụng nó vào trong hoạch định chính sách ở bảy quốc gia thành viên, sau những thiếu sót xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt thời kỳ đại dịch COVID-19.

Đây là một dự án kéo dài hai năm, một sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu hợp tác của châu Âu (JRC) và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OECD) được thiết lập chính thức vào tháng 11 năm ngoái. Bảy quốc gia tham gia dự án này là Bỉ, Czech, Estonia, Hy Lạp, Latvia, Lithuania và Hà Lan.

Trước khi hình thành dự án này, một cuộc khảo sát do JRC thực hiện với 500 chuyên gia tham gia đã được thực hiện vào năm 2020. Kết quả là họ đã phát hiện ra là bảy trong số 10 người phản hồi đồng ý rằng hệ thống “chính sách dựa trên khoa học” trong đất nước mình bị phân mảnh và các tổ chức rất hiếm khi phối hợp hành động và thường là không nhận thức được vai trò của nhau”. Cuộc khảo sát cũng thu được một con số khác: 63% những người tham gia cảm thấy là hiểu biết khoa học không được truyền đạt tới công chúng và hình thành theo cách có thể giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được và sử dụng được một cách dễ dàng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi thăm nhà máy sản xuất của hãng dược phẩm Sanofi tại Marcy-l'Etoile, gần Lyon, vùng Trung nước Pháp vào ngày 16/6/2020.

Những phát hiện này được đưa vào trong một tài liệu làm việc của các thành viên Ủy ban châu Âu và được xuất bản vào tháng 10/2022 với mục tiêu thúc đẩy việc sử dụng khoa học thành thông tin cho quá trình hoạch định chính sách ở châu Âu.

Tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng không phải là điều mới. Nhưng nó đã được trao thêm một động lực để thay đổi, một phần là do những thiếu sót phơi bày trong quá trình vượt qua các giai đoạn căng thẳng của đại dịch COVID-19, phần khác là do các chính phủ giờ phải đối mặt với “những vấn đề đầy thách thức” do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ví dụ như biến đổi khí hậu, sự dao động của giá năng lượng, hay đặt các quy định phù hợp cho trí tuệ nhân tạo, cũng đòi hỏi một lượng thông tin khoa học ở mức cao hơn trước đây.

Jurgita Šiugždinienė, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Thể thao Lithuania, trao đổi trong một hội thảo online do JRC tổ chức về nhiệm vụ phải cải thiện việc ra quyết định dựa trên bằng chứng khoa học trong lĩnh vực công và đây là “công việc vô cùng quan trọng”. Trong khi đó, Karin Jaanson, Giám đốc điều hành của Hội đồng nghiên cứu Estonia, đang nỗ lực đưa Estonia tham gia dự án này, nói với Science|Business, “đây là thời điểm tốt và phù hợp cho việc áp dụng lời tư vấn khoa học vào việc hoạch định chính sách. Nếu chúng ta nhìn vào thế giới hôm nay, chúng ta có thể thấy rõ là các nhà quản lý càng cần phải có nhiều bằng chứng khoa học hơn trước đây, và trên thực tế thì việc cung cấp nó không bao giờ là việc dễ dàng. Nó đòi hòi sự thật và những điều khác nữa, bởi vì thế giới ngày hôm nay vận hành theo một cách vô cùng phức tạp”, bà nói.

Trong suốt hai năm đầu của đại dịch COVID-19, mọi người khắp thế giới đều theo sát các nhà khoa học qua những kênh truyền hình, nghe họ qua đài phát thanh hoặc quan sát họ bên cạnh những nhà hoạch định chính sách trong quá trình thiết lập các chính sách phản hồi mới. Nó đặt một sự nhận thức mới về vai trò của các cố vấn khoa học, ít nhất là trong lĩnh vực công. “Điều đó giải thích tại sao nhiệm vụ cải thiện tư vấn khoa học và thông tin cho các nhà hoạch định chính sách vẫn dễ dàng hơn, nếu chúng ta muốn thực làm và tìm được các giải pháp tốt hơn. Điều đó giải thích tại sao thật may mắn khi được tham gia các dự án như thế này”, Jaanson nói.

Khoa học và chính trị

Dù mục tiêu của việc cải thiện việc xây dựng chính sách bằng việc dựa trên những bằng chứng khoa học là một việc còn đạt được hay không lại là chuyện khác. Tài liệu hướng dẫn của Ủy ban châu Âu nhấn mạnh vào nhiều khu vực của hệ thống và các quy trình thực hiện nó dễ bị thiếu sót.

Ví dụ, các nhà chính trị và nhiều nhà khoa học đều thuộc hai cộng đồng khác nhau, với một ít sự cách biệt giữa hai bên cũng như phạm vi hoạt động ở những khung thời gian khác nhau, không gian khác nhau. Điều này khiến cho thật khó để tập hợp và phát triển các chính sách với sự tham gia của hai bên. Trên hết, thường thiếu một sự điều phối giữa các nhóm tư vấn khác nhau, điều đó có nghĩa là các nhà chính trị có thể bị dồn dập đón nhận nhiều báo cáo từ những góc nhìn khác nhau, chứa đụng vô số lời tư vấn về cùng một chủ đề.

Các vấn đề đó rất quen thuộc với Anne-Greet Keizer, điều phối viên quốc tế của Hội đồng Khoa học Hà Lan về chính sách của chính phủ và được giao nhiệm vụ đại diện cho Hà Lan tham gia dự án JRC/OECD. Bà nói rằng dù về tổng thể, Hà Lan có một hệ thống tốt để đưa tri thức khoa học vào hệ thống chính sách nhưng cũng vẫn cần học hỏi thêm cách làm từ nhiều quốc gia khác. “Một trong những điều chúng tôi thấy trong suốt thời kỳ căng thẳng của đại dịch là các quốc gia đã tạo dựng được một hệ thống như thế trong đại dịch, ví dụ như Hà Lan, ban đầu có sự ứng phó tốt hơn”, Keizer nói. “Nhưng sau đó rất nhanh, các quốc gia không có một hệ thống chính sách như vậy tồn tại cũng đã ứng xử linh hoạt hơn và có đủ khả năng thích nghi được với tình hình”. Vậy họ lấy thông tin gì làm cơ sở để làm căn cứ xây dựng chính sách phản hồi? Họ có trao đổi và lấy ý kiến của các nhà khoa học không? Có rất nhiều câu hỏi như vậy đã được đặt ra. Dự án JRC/OECD sẽ giúp Hà Lan hiểu được vấn đề là liệu hệ thống của mình có còn hoạt động theo cách tối ưu hay không thông qua việc học hỏi cách làm của quốc gia khác.

Dự án này được tài trợ từ chương trình Hỗ trợ kỹ thuật của EU, vốn được thiết lập từ năm 2021 để giúp các quốc gia thành viên tái cấu trúc chính quyền, quản trị công và lĩnh vực tài chính. Trong hai năm thực hiện dự án, một đánh giá các hệ thống cung cấp bằng chứng khoa học cho hoạch định chính sách của các quốc gia tham gia sẽ được thực hiện và từ đó đề xuất các khuyến nghị để cải thiện.

Keizer cho biết quan tâm đặc biệt đến dự án này bởi Hà Lan sẽ có điều kiện học hỏi những thực hành mà nhiều quốc gia khác đã phát triển và áp dụng hiệu quả. Từ trước đến nay, Hà Lan chưa có mấy hợp tác với các quốc gia này. “Chúng tôi thường quan sát nước Anh bởi vì chúng tôi hiểu được ngôn ngữ của họ và dễ theo dõi. Vì vậy thật thú vị khi trao đổi kinh nghiệm với Hy Lạp hay Latvia”, cô nói.

“Tôi hy vọng là Hà lan có thể học hỏi được điều gì đó từ quốc gia khác thông qua dự án này và ngược lại. Điều đó giúp tăng cường hơn nữa sự thảo luận về khoa học và chính trị trong lòng Hà Lan”.

Nguồn:sciencebusiness.net, nature.com