Hậu Lộc là huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Vào thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đất Hậu Lộc là vùng đất của người bộ lạc Dư Phát, trực thuộc bộ tộc Cửu Chân. Năm 1821, vua Minh Mệnh đổi tên huyện Phong Lộc thành huyện Hậu Lộc. Tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.

Nguồn gốc mắm tôm Hậu Lộc

Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Vào thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đất Hậu Lộc là vùng đất của người bộ lạc Dư Phát, trực thuộc bộ tộc Cửu Chân. Năm 1821, vua Minh Mệnh đổi tên huyện Phong Lộc thành huyện Hậu Lộc. Tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.

Mắm tôm là một món ăn đặc sắc của người Việt Nam. Mắm tôm ở Hậu Lộc còn có tên gọi khác là ruốc hôi. Mắm cũng được làm từ nguyên liệu là con moi nhưng cách làm lại đơn giản hơn mắm chua. Moi được làm sạch sau đó trộn đều với muối và cho vào vại đánh nhuyễn tơi, phơi ngoài nắng. Khi đem ra ăn chỉ cần thêm một chút gia vị, chanh, ớt, đánh cho mắm bông lên sử dụng để chấm các móm thịt hoặc bánh đúc…

Làng nghề làm mắm tôm ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Ảnh: Báo Thanh Hóa.
Làng nghề làm mắm tôm ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Loại mắm này gia đình nào ở Hậu Lộc cũng sản xuất, vừa để ăn vừa để bán, có nhà muối từ 2-3 tấn trong một vụ. Phần lớn mắm được bán tại thị trường trong và ngoài tỉnh đem lại thu nhập đáng kể cho các bộ phận gia đình ở đây.

Xuất xứ mắm tôm Hậu Lộc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý là mắm tôm được làm từ con moi biển (Acetes japonicus):

- Được đánh bắt ở vùng biển từ Nam Định, Thanh Hóa, được khai thác ở độ sâu từ 10-12 m nước vào các tháng từ 9 – 12 ;

- Được sản xuất tại 06 xã vùng biển của huyện Hậu Lộc, bao gồm xã: Đa Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Hòa Lộc thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

- Được bảo quản và đóng gói tại huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Mắm tôm Hậu Lộc. Ảnh: Chinhngoc.
Mắm tôm Hậu Lộc. Ảnh: Chinhngoc.