Đất mặn tại vùng trồng cói của huyện Nga Sơn được hình thành từ bồi tụ phù sa của hệ thống sông Mã, có ảnh hưởng của phù sa hệ thống sông Hồng nên chứa nhiều khoáng chất thích hợp cho cây cói sinh trưởng và phát triển tốt.

Vùng trồng cói huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa thuộc duy nhất 01 Nhóm đất chính, đó chính là Nhóm đất mặn. Dựa vào các đặc điểm về tính chất mặn, chia Nhóm đất mặn thành 2 loại đất theo các tiêu chuẩn phân loại của hệ phân loại đất Việt Nam.

Đất mặn vùng trồng cói huyện Nga Sơn được hình thành từ bồi tụ phù sa của Hệ thống sông Mã, có ảnh hưởng của phù sa Hệ thống sông Hồng. Đây là loại đất chứa nhiều muối hòa tan (1,0 - 1,5% hoặc hơn), với những loại muối như NaCl, Na2S04, CaCl2, CaS04, MgCl2, NaHC03,...

Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (Nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật,...), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa, trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan và rửa trôi tập trung chủ yếu ở những dạng địa hình trũng, không thoát nước.

Thu hoạch cói Nga Sơn. Ảnh:Langnghevietnam.
Thu hoạch cói Nga Sơn. Ảnh:Langnghevietnam.

Nhìn chung, đất trồng cói huyện Nga Sơn có một số tính chất lý học học nội bật như: Thành phần cơ giới là thịt nặng đến sét. Đất có phản ứng từ trung tính đến kiềm yếu, hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số đạt khá.

Hàm lượng lân tổng số khá, nhưng lại rất nghèo lân dễ tiêu. Hàm lượng kali tổng số và kali dễ tiêu đều đạt giàu đến rất giàu và đặc biệt độ mặn được quyết định chủ yếu là do hàm lượng Clo.

Bản chất đất Nga Sơn được hình thành từ bồi tụ phù sa của sông Mã, có bị ảnh hưởng của phù sa sông Hồng và sông Đáy chảy từ phía Bắc đổ về. Do sông Mã hầu hết được chảy qua các thành tạo địa chất có hàm lượng Si02 thấp, khoáng vật kaolinit chiếm ưu thế, còn sông Hồng chủ yếu chảy qua các vùng của đá biến chất nên có hàm lượng Si02 khá cao, khoáng vật mica chiếm ưu thế.

Bên cạnh đó, phù sa của sông Hồng và sông Đáy khi đổ ra cửa biển các cấp hạt cát nặng hơn bị lắng đọng ngay cửa biển còn các cấp hạt nhỏ hơn sẽ theo tác động của động lực sông và biển trôi xa hơn và địa thế của Nga Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho phù sa được bồi tụ lại tại đây. Vì vậy, đất mặn hình thành tại vùng Nga sơn có thành phần cơ giới nặng hơn và không có tầng cát xen giống như vùng đất mặn khác.

Nga Sơn là vùng đất trẻ, về đại thể được hình thành như sau:

Với các đảo đá vôi rải rác ngoài vùng biển, dòng phù sa ven bờ được đưa ra từ các cửa sông đã tạo nên những thành tạo trầm tích dưới dạng mũi tên cát, cô lập dần dần những khoảng biển ở phía trong và biến chúng thành những đầm nước mặn. Những đầm này về sau bị phù sa sông lấp dần.

Điều này chứng tỏ đất mặn Nga Sơn cũng chịu ảnh hưởng của mực nước ngâm (hình thành trên nền biển cũ) ngoài yếu tố mặn do thủy triều. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của triều mặn ở Nga Sơn vào mùa khô là khá lớn. Do vậy độ mặn của đất mặn vùng Nga Sơn có xu thế tăng dần theo chiều sâu phẫu diện ở các chỉ tiêu như hàm lượng cr và hàm lượng TSMT.

Ngoài ra, dễ dàng nhận thấy độ mặn của đất mặn trồng cói ở Nga Sơn có xu thế mặn hơn so với các vùng đất mặn khác ở hầu hết tất cả các chỉ tiêu về độ mặn như cr, TSMT, Na+, S042'.

Để có được nguồn nguyên liệu tốt, cây cói phải được trồng trên các diện tích đất được hình thành từ bồi tụ phù sa của hệ thống sông Mã, chịu sự ảnh hưởng của phù sa Hệ thống sông Hồng. Đây là loại đất chứa nhiều muối hòa tan, với những loại muối như NaCl, Na2S04, CaCl2, CaS04, MgCl2, NaHC03...

Ruộng cói Nga Sơn. Ảnh: Chieungason.
Ruộng cói Nga Sơn. Ảnh: Chieungason.

Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau, nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa, trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan và rửa trôi tập trung chủ yếu ở những dạng địa hình trũng, không thoát nước.

Trong những năm gần đây, như mọi người đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tại nhà máy giấy cói nên đã tạo ra giống mới có thể chịu được mặn, chịu, năng suất cao, chất lượng đảm bảo chua dẻo dai, sức mạnh và chiều dài (hơn 2m). Giống lúa trồng hai vụ một năm, vụ đầu tiên của cói tháng và cao điểm của mùa đông vào tháng mỗi năm.

Bằng cách sử dụng tốt của mình tiến bộ khoa học - kỹ thuật, vì vậy trong cả hai trường hợp, người nông dân chỉ được quản lý để chi phí phân phối và nhiều lần vào đầu làm cỏ, sau 4-5 tháng có thể thu hoạch. Tại xã Liên minh Nga, Thanh Nga, Nga Thượng Hải, ... người dân ở đây rất vui mừng về các lĩnh vực cói và vội vàng sự nghiệp sản xuất của mình