Chiều 8/7, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội khởi động cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia dành cho các cá nhân, doanh nghiệp trên toàn cầu Viet Solution 2020.
Nhấn nút khởi động cuộc thi Viet Solution 2020. Ảnh: BTC
Các lĩnh vực mà cuộc thi tìm kiếm sản phẩm/ứng dụng bao gồm: viễn thông, y tế, giáo dục, tài chính – ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistics, năng lượng, tài nguyên môi trường, sản xuất công nghiệp...
Cuộc thi dành cho mọi đối tượng, đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Thí sinh tham dự, ngoài việc được tạo môi trường kết nối với các đối tác tiềm năng, còn được tham gia các khoá huấn luyện, hỗ trợ hoàn thiện các kỹ năng quản lý tài chính; Marketing, kêu gọi vốn đầu tư và được thi đấu toàn cầu.
Đội thắng cuộc sẽ
nhận được giải thưởng tiền mặt 200 triệu đồng. Đội về nhì và ba nhận phần thưởng lần lượt là 100 triệu đồng và 50 triệu đồng.
3
đội thắng cuộc có cơ hội tham dự cuộc thi Cup C1 Startup tại Mỹ hoặc
Hội nghị di động thế giới MWC 2021 tại Barcelone. Quan trọng
hơn, Viettel - đơn vị đồng hành cùng Viet Solution - cam kết
sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ có sản phẩm đươc lựa
chọn tại cuộc thi để hoàn thiện sản phẩm thông qua các chuẩn
mực quốc tế, các bài toán rõ ràng.
Tài nguyên dữ liệu phải được lưu
trữ bởi các nền tảng Việt Nam
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Việt Nam có lợi thế về chuyển đổi
số bởi có nhiều doanh nghiệp viễn thông và CNTT mạnh. "Giải pháp để đẩy nhanh chuyển đổi số là phát triển các
nền tảng, nhất là các nền tảng Việt Nam. Hằng tuần, Bộ Thông tin và
Truyền thông đều ra
mắt các nền tảng chuyển đổi số Việt Nam. Một nền tảng chuyển
đổi số giải quyết một vấn đề cho hàng triệu người, hàng ngàn doanh
nghiệp," ông nói và nhấn mạnh, "Cuộc thi của chúng ta cũng là để tìm kiếm các nền tảng chuyển
đổi số Việt Nam. Dữ liệu là tài nguyên thì tài nguyên này phải được lưu
trữ tại Việt Nam bởi các nền tảng Việt Nam”.
Bên cạnh đó, là đất nước có gần 100 triệu dân, tài nguyên số của Việt Nam được đánh giá là rất lớn. Nếu biết cách tận dụng khai thác tài nguyên này thì chuyển đổi số sẽ là cái nôi để sinh ra các doanh nghiệp công nghệ số. Đơn cử như trong lĩnh vực y tế, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có tới 210 triệu lượt khám, trong đó có hơn 50 triệu lượt có chỉ định chụp chiếu, trong số này có khoảng 5 triệu ca có thể chẩn đoán hình ảnh từ xa. Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho rằng, “Bài toán của Việt Nam thì nhiều, đó là cơ hội cho các công ty công nghệ cùng tham gia giải quyết. Giải quyết những bài toán này, chính là góp phần xây dựng công dân số, xã hội số, quốc gia số mà Chính phủ đang hướng tới."