Kêt quả trên được công bố trong báo cáo Chỉ số Chất lượng toàn cầu GQII 2023 vào tháng 5/2024. Đồng tài trợ và hỗ trợ cho GQII có Viện Vật lý Đức, Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế LB Đức cùng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc phối hợp với Mạng lưới quốc tế về Chất lượng hạ tầng cơ sở.

Chỉ số QI được triển khai dựa trên năm thành tố: tiêu chuẩn hóa, đo lường, công nhận, đánh giá sự phù hợp và giám sát thị trường, các thành tố này cùng tạo ra một khuôn khổ mạnh mẽ nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ, thúc đẩy tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cũng như rào cản thương mại.

Dữ liệu để các chuyên gia thu thập và triển khai GQII dựa trên các nguồn có sẵn và công khai minh bạch trên Internet từ các tổ chức liên quan đến các thành tố được triển khai tính toán cho QI.

Báo cáo GQII 2023 xếp loại QI của 185 nền kinh tế thế giới, trong đó Việt Nam xếp thứ 52.

Kiểm
Ảnh minh họa: Kiểm nghiệm thực phẩm. Nguồn: Internet

Trên toàn cầu, theo Báo cáo, số lượng phòng thí nghiệm hiệu chuẩn được công nhận đã tăng từ 12.381 vào năm 2021 lên 13.957 vào năm 2023 (tương đương tăng 12,7%).

Về khía cạnh tiêu chuẩn hóa, có sự giảm nhẹ (0,4%) số lượng chuyên gia tham gia vào Ủy ban Kỹ thuật ISO từ 21.960 xuống 21.872. Ngược lại, số lượng công ty được chứng nhận hệ thống quản lý ISO tăng mạnh, từ 1.578.961 lên 2.366.186 (tăng gần 50%).

Số lượng tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý được công nhận tăng 11,3% - từ 3.061 lên 3.407.

Số lượng phòng thử nghiệm được công nhận cũng tăng 7%, từ 57.652 lên 61.696.

Ngược lại, các tổ chức chứng nhận sản phẩm được chứng nhận đã giảm 5,0% từ 3.987 xuống 3.786.

Bài đăng số 1294 (số 22/2024) KH&PT