Nhóm các nhà nghiên cứu ĐH Bách khoa TPHCM và Aix-Marseille, Pháp đã đi đến đề xuất này sau khi thực hiện một nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm vi nhựa tại hồ Dầu Tiếng.

Trong công bố “Abundance of microplastics in surface water of tropical reservoirs during contrasted season, the case of Dau Tieng and Tri An, Vietnam”, xuất bản trên International Journal of Environmental Science and Technolog, họ cho biết Dầu Tiếng và Trị An là hai hồ chứa nước lớn ở Tây Ninh, Bình Dương. Đây cũng là hai nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho các cộng đồng địa phương.

.
Cách nhà nghiên cứuđề xuất vi nhựa là tham số mới cần phải theo dõi trong mạng lưới giám sát chất lượng môi trường địa phương.

Thu thập mẫu nước trong cả hai mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 10) vào năm 2021, họ đã thực hiện phân tích và so sánh các kết quả. Nồng độ vi nhựa ở các địa điểm lấy mẫu và theo mùa ở mức 3,96 ± 1.38 hạt/m−3 ở hồ Dầu Tiếng và 4,04 ± 1,35 hạt /m−3 ở hồ Trị An, tương đương với nồng độ vi nhựa ở các hồ đã được nghiên cứu trên thế giới. Đặc biệt, ở hồ Dầu Tiếng thì lượng vi nhựa không thay đổi theo mùa nhưng ở hồ Trị An, lượng vi nhựa có giảm vào mùa mưa. Sự phân bố theo không gian của vi nhựa phụ thuộc vào các mức hoạt động khác nhau của con người, mật độ dân số khu vực xung quanh hai hồ.

Dẫu nồng độ vi nhựa ở mức thấp nhưng cần đánh giá tác động của vi nhựa lên hệ sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng như du lịch, nông nghiệp... Do đó, họ đề xuất vi nhựa là tham số mới cần phải theo dõi trong mạng lưới giám sát chất lượng môi trường địa phương.

Đăng số 1296 (số 24/2024) KH&PT