Theo Bộ trưởng, những năm qua, để phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban
hành các văn bản quan trọng nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định 844/QĐ-TTg) và hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp (Quyết định 1665/QĐ-TTg). Các văn bản này
đều nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đào tạo về đổi mới sáng tạo,
khởi nghiệp và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các
trường đại học và cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam.
Dẫn nhận định của nhiều đại biểu
tại hội thảo cho rằng, các trường đại học của Việt Nam nhìn chung mới chỉ chú trọng
vào hoạt động đào tạo mà chưa hoặc chưa có điều kiện tập trung cho chức
năng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp và
kết nối với doanh nghiệp, Bộ trưởng đề xuất: “Để khắc phục điểm yếu này, Bộ KH&CN cho
rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần tăng cường vai trò chủ thể của
các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, có giải pháp khuyến khích kèm theo bắt buộc các trường đại
học, đặc biệt là đại học công nghệ triển khai mạnh hơn chức năng nghiên
cứu và kết nối với khu vực công nghiệp, doanh nghiệp.”
Bộ
trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, cần khuyến khích các trường đại học, đặc
biệt là các trường khối kỹ thuật và công nghệ, dành không gian thích
đáng cho hoạt động ươm tạo công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo, xưởng
thiết kế chế tạo của sinh viên; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
của sinh viên năm cuối và cựu sinh viên thông qua các không gian sáng
tạo chung hoặc các chương trình, dự án hỗ trợ khởi nghiệp.
"Thúc đẩy
nghiên cứu khoa học và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
thuận lợi trong khuôn viên là xu thế tất yếu mà các trường
đại học Việt Nam nên đưa thành một trong các ưu tiên chiến lược của mình,
bên cạnh sứ mệnh truyền thống về đào tạo," Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng dành những đánh giá cao cho Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn II (IPP2), chương trình
thời gian qua đã hợp tác thí điểm đưa nội dung đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào
giảng dạy trong các trường đại học Việt Nam, đưa lãnh đạo các trường đại học Việt
Nam sang học hỏi mô hình thành công của các trường đại học Phần Lan, hỗ
trợ các dự án phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
trong các trường đại học Việt Nam.
Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác của Bộ Ngoại giao Phần
Lan trong giai đoạn tới, đặc biệt trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác nghiên cứu chung giữa các
trường đại học.
Đổi mới sáng
tạo - lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Phần
Lan
Diễn đàn “Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
trong các trường đại học” do IPP2 phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tổ
chức từ ngày 20 đến 22/9/2018 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Phần Lan.
Phát biểu tại Diễn đàn
sáng 21/9/2018, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, ông Kari Kahiluoto cho rằng, đổi mới sáng
tạo là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Phần
Lan, trong đó IPP đã đóng vai
trò lớn trong thúc đẩy việc hình thành và phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp trong trường đại học cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp sáng
tạo quốc gia ở Việt Nam. "Chúng ta nhìn thấy tương lai tươi sáng trong
sự hợp tác của Việ Nam và Phần Lan, đặc biệt là mối quan hệ giữa hai
nước trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo”.