Đó là đánh giá của GS-TS Nguyễn Kỳ Phùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN TPHCM tại hội nghị KH&CN chủ đề “Quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và môi trường hướng đến tăng trưởng xanh” do Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM tổ chức ngày 18/11.
GS Phùng nói: "Các nghiên cứu về môi trường biển mới chủ yếu ở ven bờ, nội dung thiếu chiều sâu và dàn trải, thường tập trung theo hướng cơ bản chứ chưa đủ năng lực để ứng phó với những tình huống đột xuất, bất thường. Các nghiên cứu về hải đảo, vùng biển sâu, xa hầu như trống vắng".
Theo GS Phùng, nguyên nhân của tình trạng này là Việt Nam chưa có chiến lược phát triển về KH&CN biển, cơ sở hạ tầng yếu kém, trang thiết bị lạc hậu, đội ngũ cán bộ mỏng, trình độ hạn chế.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiện tài nguyên, biến đổi khí hậu, để đưa đất nước hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển một cách bền vững.
Hơn 500 báo cáo khoa học được gửi đến hội nghị, nội dung tập trung vào
các vấn đề nóng của môi trường hiện nay như công nghệ xử lý và quản lý rác thải sinh hoạt, quy hoạch, bảo vệ tài nguyên nước ở
ĐBSCL...
Kiều Anh