Vào ngày 15/4, Đức đã quyết định đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng bao gồm Emsland, Isar 2 và Neckarwestheim, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hạt nhân kéo dài hơn sáu thập kỷ của quốc gia này.


Nhà máy điện hạt nhân Isar 2 của Đức. Ảnh: CNN

Nhà máy điện hạt nhân Isar 2 của Đức. Ảnh: CNN

Quyết định từ bỏ điện hạt nhân để lại một câu hỏi hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách năng lượng của Đức đang cố gắng cân bằng nhu cầu điện ngày càng tăng và nỗ lực giảm thiểu khí thải CO2 trong bối cảnh bất ổn do chiến tranh ở Ukraine gây ra.

Đức đã trì hoãn việc đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân vào năm ngoái – nơi cung cấp khoảng 6,5% điện năng của đất nước vào năm 2022 – sau khi Nga giảm nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, gây lo ngại về tình trạng thiếu năng lượng trong mùa đông.

Sau các tai nạn hạt nhân tại Three Mile Island (Mỹ) năm 1979 và Chernobyl năm 1986, Đức bắt đầu loại bỏ dần năng lượng hạt nhân sau khi các cuộc biểu tình gây áp lực lên Chính phủ nhằm chấm dứt việc sử dụng một công nghệ mà nhiều người cho là không an toàn và không bền vững. Nhưng vào năm 2010, Angela Merkel, khi đó là thủ tướng, đã tuyên bố kéo dài tuổi thọ của 17 nhà máy hạt nhân của nước này chậm nhất đến năm 2036.

Quyết định trên nhanh chóng bị đảo ngược chỉ một năm sau đó, sau khi một trận động đất và sóng thần gây ra sự cố tan chảy lỗi do lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật Bản, châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống hạt nhân mới và quyết tâm chính trị để loại bỏ công nghệ này.

Trái ngược với Đức, nhiều quốc gia khác vẫn tin tưởng và đầu tư vào việc phát triển năng lượng hạt nhân. Pháp – quốc gia sử dụngkhoảng 70%năng lượng hạt nhân – đang lên kế hoạch xây dựng6 lò phản ứng mới,và Phần Lan đã khánh thành một nhà máy điện hạt nhân mới vào năm ngoái.Ngay cả Nhật Bản, quốc gia vẫn đang đối phó với hậu quả của thảm họa Fukushima, cũng đang từng bước tái khởi động lại các lò phản ứng.