Một phụ nữ 25 tuổi mắc bệnh tiểu đường type 1 đã bắt đầu tự tạo ra insulin chỉ sau chưa đầy ba tháng cấy ghép tế bào gốc tái lập trình. Cô là người đầu tiên mắc căn bệnh này được điều trị bằng những tế bào lấy từ cơ thể của chính mình.

Một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 bắt đầu sản xuất insulin (màu xanh) sau khi cấy ghép tế bào gốc. Ảnh: Nature
Một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 1 bắt đầu sản xuất insulin (màu xanh) sau khi cấy ghép tế bào gốc. Ảnh: Nature

“Bây giờ tôi có thể ăn đường sau hơn một năm kể từ khi phẫu thuật”, bệnh nhân ở Thiên Tân, Trung Quốc, chia sẻ. Cô đã yêu cầu giấu tên để bảo vệ quyền riêng tư của mình.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 25/9, các nhà khoa học tại Đại học Bắc Kinh và Viện Hàn lâm Y khoa Trung Quốc đã mô tả chi tiết quá trình điều trị. Họ trích xuất tế bào thường của bệnh nhân và đưa chúng về trạng thái tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS), từ đó chúng có thể biệt hóa và phát triển thành các tiểu đảo tụy [hay tiểu đảo Langerhans] – nơi chứa các tế bào β sản xuất insulin.

Đối với bệnh tiểu đường type 1, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy tế bào β, dẫn đến thiếu hụt insulin, loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Để khắc phục vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã tiêm khoảng 1,5 triệu tiểu đảo tụy vào cơ bụng của người phụ nữ. Chỉ hai tháng rưỡi sau ca cấy ghép, bệnh nhân này đã sản xuất đủ lượng insulin mà không cần thiết phải tiêm bổ sung thêm.

Nguồn: Nature.com