Các nhà khoa học sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) đã phát hiện một đám mây gồm các phân tử hữu cơ phức tạp bên trong thiên hà SPT0418-47 cách Trái đất 12,3 tỷ năm ánh sáng. Đây là các phân tử hữu cơ lâu đời nhất mà con người từng biết đến. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 6/2023.
Dữ liệu quang phổ cho thấy các phân tử hữu cơ này chủ yếu là hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Trên Trái đất, PAHs xuất hiện trong khói cháy rừng và khí thải xe hơi.Trong không gian, chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sao.PAHs được coi là một trong những khối xây dựng cơ bản cho các dạng sống lâu đời nhất trên Trái đất.
“Chúng tôi rất bất ngờ với phát hiện này. Nó đã cung cấp hiểu biết mới về các tương tác hóa học phức tạp xảy ra trong những thiên hà đầu tiên của vũ trụ sơ khai”, Joaquin Vieira, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ), cho biết.
Quốc Hùng thực hiện (Nguồn: Livescience.com)