Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giúp trái tim khỏe mạnh.

Những động mạch vành bao quanh trái tim là những con đường đem máu có chứa dưỡng khí tới nuôi trái tim. Nếu thành động mạch vành bị chất mỡ bám quá nhiều, làm hẹp hay nghẽn đường đi của máu, hoặc có một cục máu đông hay một mảng chất mỡ bám trong thành mạch máu bị bong ra, chạy từ nơi khác đến mạch vành, cục máu hoặc mảng chất mỡ này có thể làm tắc nghẽn con đường huyết mạch của trái tim.

Sự tắc nghẽn này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị suy giảm trầm trọng, gọi là thiếu máu cơ tim.

Những loại thực phẩm giúp phòng chống bệnh lý mạch vành

Đậu nành có chứa có tỉ lệ protein 40%, lipid 20%. Ngoài ra, trong đậu nành có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E, chất xơ và chất isoflavone, tác dụng như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn không để các các gốc tự do tấn công cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Những món chay chế biến với đậu hũ thường gặp như: đậu hũ cuốn bắp, đậu hũ kho gừng, đậu hũ hấp, đậu hũ nướng, đậu hũ kho trần bì, đậu hũ chiên giòn, đậu hũ chiên sả, nấu củ năng, nấu chao...

Những món chay giả mặn như đậu hũ xào giả thịt, nhồi thịt rán, kho thịt, hấp trứng, hấp thịt; canh đậu hũ thịt cà chua.

Gạo và ngũ cốc nguyên hạt:

Ăn gạo và ngũ cốc tốt nhất nên dùng loại nguyên hạt, không bị xay xát quá kỹ, hoặc dùng gạo lứt còn nguyên mầm và lớp cám bao quanh.

Rau, củ, trái cây:

Ăn nhiều rau, trái, đậu, hạt. Ít nhất phải được 300g rau trái mỗi ngày.

Rau củ, trái cây, đậu hạt các loại sẽ cung cấp những vi chất phytonutrients, phytochemicals… rất có ích sức khỏe.

Rau thơm và gia vị cũng chứa nhiều vi chất có tính chống oxy hóa (antioxidants).

Những loại rau trái có màu càng đậm (xanh lục, vàng, cam, đỏ, tím…) thì càng chứa nhiều phytonutrients hơn. Nên lựa chọn các loại rau và trái cây có màu sắc rực rỡ: đỏ (như: ớt chuông, cà chua, nho đỏ, dâu tây, táo, anh đào…), vàng (chuối, đu đủ, gấc…), tím (nho tím, mâm xôi, cà tím…). Những loại thực phẩm này chứa nhiều flavonoids, có tác dụng chống oxy hóa.

Thường xuyên dùng hai đến ba phần ăn trái cây hay rau đậm màu mỗi ngày cũng đủ giúp giảm rủi ro bị ung thư và đau tim.

Nên ăn rau dưa tươi và không nên dùng rau dưa muối.

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa trong trà xanh rất có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

Hàu, sò, ốc, hến: những hải sản có hàm lượng kẽm, protein, omega-3 cao và ít cholesterol.

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng hến, hàu, ốc, sò có chứa tyrosine, nhiều acid amin, giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát mức độ căng thẳng. Con trai cũng có hàm lượng acid béo omega-3, acid folic và vitamin B12 cao, những dưỡng chất này có ích cho người bị bệnh tim mạch, giúp đối phó với sự bối rối, hồi hộp, mệt mỏi.

Một số trái cây, rau củ có ích

có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, cao gần như tương đương với sữa. Trái bơ chứa nhiều chất béo đơn không bão hòa, giúp cơ thể đốt cháy năng lượng một cách dễ dàng, làm giảm choleterol xấu. Hàm lượng vitamin A, E, C khá cao.

Thạch lựu: nước ép trái thạch lựu chứa nhiếu chất chống oxy hóa polyphenol (nhiều gấp bốn lần trà xanh), vitamin B1, B2, vitamin C, Ca, Na và P, có ích cho hoạt động của tim mạch, giúp hạ huyết áp, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Azheimer và cả ung thư.

Nước ép lựu có tác dụng tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL với tỉ lệ là 20%, giúp làm giảm quá trình hình thành các mảng bám trong các động mạch.

Mận: chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất có ích cho người bị bệnh tim mạch

có chứa chất rutin giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ không bị vỡ, và có thể giúp cơ thể chống lại các tia bức xạ. Đây còn là nguồn thực phẩm cung cấp các loại vitamin A, C, E và B cùng các chất kẽm và kali cho cơ thể. Ngoài ra, còn có glutathione, rất tốt cho tim và là một hoạt chất quan trọng giúp phòng ngừa các chứng bệnh ung thư.

Bông cải, bông cải xanh: chứa nhiều chất flavonoids, là chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư. Trong bông cải còn có chứa vitamin C cao gấp hai lần so với một trái cam.

Cải bắc thảo có tính năng chống oxy hóa và chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Trong cải bắc thảo chứa nhiều thành phần acid folic, vitamin A và khoáng chất kali.

Su hào: có chứa nhiều chất xơ, kali và vitamin C, rất có ích cho người bị bệnh tim mạch. Ăn su hào giúp điều hòa lượng đường trong máu, nên cũng rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường.

Hành tây: chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống hiện tượng dị ứng và nhiễm virút. Thành phần sulfur tổng hợp có trong hành tây giúp cơ thể giải độc, chất quercetin trong hành tây cũng là chất chống oxy hóa hiệu quả.

Ngò tây: giúp tăng cường hệ tiêu hóa, thanh lọc máu, có lợi cho hoạt động của tim và mạch máu, và giúp ngừa bệnh ung thư.

Ngò tây có chứa vitamin C nhiều gấp 3 lần so với trong trái cam, và chất sắt nhiều gấp 2 lần so với rau cải bó xôi.

Tỏi: kích thích cơ thể tiết ra chất hydrogen sulphide làm mạch máu đàn hồi tốt hơn, dòng máu chảy mạnh hơn, và ngăn chặn các cục đông máu và các tổn thương do oxy hóa.

Những người có tình trạng mỡ máu cao, có nguy cơ bị bệnh mạch vành, nên thường xuyên ăn tỏi chưa qua chế biến, khoảng 1 - 2g tỏi tươi cho mỗi kg thể trọng. Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và ức chế sự sinh tổng hợp cholesterol ở gan.

Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu, nếu muốn dùng tỏi, cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Rượu vang: đỏ chứa nhiều chất có tính chống oxy hóa, chống viêm, làm giãn mạch và ức chế sự tăng sinh tế bào.

Cacao: đen chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, gấp hai lần trong rượu vang đỏ và ba lần trong trà xanh.

Nên dùng loại ca cao nguyên chất 100%, và khi pha nóng để uống, chỉ cho thêm một chút ít đường là được.

Một số món ăn - thức uống

Dưới đây là một số món ăn thức uống dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả trong việc tham gia hỗ trợ phòng và điều trị bệnh động mạch vành tim

Nước sắn dây: dùng 30g củ sắn dây, sắc lấy nước uống. Rất tốt cho người bị bệnh về động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp.

Nước nhân trần: dùng 30g nhân trần, sắc lấy nước uống trong ngày.

Có tác dụng giảm mỡ trong máu, có ích cho người bệnh động mạch vành tim.

Hà thủ ô15g, thảo quyết minh (hạt muồng ngủ) 30g, nấm linh chi 15g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g.

Tất cả rửa sạch, phơi sấy khô, hãm với nước sôi uống thay nước trà.

Uống lâu dài có thể giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp...

Sơn tra 10g, hoa cúc 10g, quyết minh tử 10g. Sắc nước uống thay nước trà.

Có ích cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, phòng bệnh động mạch vành.

Mộc nhĩ đen12 - 16g, nấu với đậu phụ 100g. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn lâu dài sẽ có hiệu quả chữa xơ vữa động mạch, phòng bệnh động mạch vành.