Động tác bê nhấc xe máy, xách xô nước, xoay người lấy đồ vật, bước hụt chân... đều gây ra áp lực lên cột sống, gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng giám đốc Phòng khám ACC cho biết, thoát vị đĩa đệm dễ mắc, nhưng khó chữa trị. Nhiều bệnh nhân đến đây điều trị không biết tại sao bản thân lại mắc căn bệnhcột sốngnày.

Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu được trọng tải và tác động lớn, giữ chức năng bảo vệ cột sống.Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình hoái hóa cột sống, kết hợp các chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày. Khi đó, bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép dây thần kinh cột sống.

Quá trình thoái hóa tất yếu theo thời gian, khiến cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Mọi vận động liên quan đến cột sống như cúi gập người, mang vác vật nặng sai cách, xoay người đột ngột, gặp chấn thương như té ngã, bước hụt chân... đều gây áp lực lớn lên đĩa đệm, dễ làm chúng thoát vị.

nhung-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-it-ngo-den

Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Bác sĩ Wade khuyên bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, khi thấy xuất hiện các cơn đau nhức bất thường ở cột sống. Điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gia tăng khả năng chữa lành bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến, nhưng không được nhiều bệnh nhân lựa chọn do nguy cơ biến chứng và khả năng tái đau cao. Phẫu thuật thường áp dụng cho trường hợp nặng, đã thất bại với các liệu trình điều trị khác.

Bác sĩ Wade dẫnnghiên cứu năm 2011 tại bang Ohio (Mỹ), trong 1.450 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thì có đến 50% từ chối phẫu thuật mặc dù được chuyên gia y tế chỉ định. Sau 2 năm, 41% bệnh nhân phẫu thuật bị tái đau và phải dùng thuốc giảm đau.

"Hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh cột sống có thể điều trị bảo tồn để chữa đau, mà không cần can thiệp phẫu thuật. Nhiều bệnh nhânthoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống... đã chữa khỏi bằng liệu trìnhvật lý trị liệukết hợp thần kinh cột sống", bác sĩ Wade cho biết.

nhung-nguyen-nhan-gay-thoat-vi-dia-dem-it-ngo-den-1

Bác sĩ Wade hướng dẫn bệnh nhân tập luyện với liệu trình Pneumex PneuBack.

Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa đau được nhiều chuyên gia xương khớp lựa chọn trong điều trị các bệnh lý đĩa đệm. Ngoài ra, còn giúp khôi phục cấu trúc đĩa đệm hư tổn, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, từng thất bại với các phương pháp thông thường, cần kết hợp với hệ thốngtrị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Thiết bịđược ACC đưa về Việt Nam vào đầu tháng 4/2017,phác đồ điều trịgồm 7 bước và 4 loại máy giảm áp ở các vị trí khác nhau. Công dụng chính là giảm áp, tăng cường dòng máu dinh dưỡng phục hồi các cấu trúc mô tổn thương, giúp đĩa đệm nhanh phục hồi.

Bác sĩ Wade lưu ý, bệnh nhân sau khi chữa lành cơn đau cần chú ý thay đổi thói quen, tư thế trong sinh hoạt và làm việc, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thực hiện chế độ ăn uống khoa học để tránh tái phát cơn đau.