Ngoài việc dùng để chế biến món ăn, lá lốt còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, chữa đau nhức xương, chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, chữa đầu gối sưng đau…

Loại cây này gần như không tốn công chăm sóc. Ảnh minh họa.
Loại cây này gần như không tốn công chăm sóc. Ảnh minh họa.




1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng lá lốt. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.




Đất trồng

Lá lốt có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ xanh tốt và cho năng suất cao nêu được trồng trên đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng.

Để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Lá lốt thường được trồng bằng cành. Chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 - 30cm để giâm.

Chỉ cần trồng 1 lần, lá lốt sẽ cho thu hoạch nhiều năm liên tục. Ảnh minh họa.
Chỉ cần trồng 1 lần, lá lốt sẽ cho thu hoạch nhiều năm liên tục. Ảnh minh họa.

2. Gieo trồng

Giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm.

Lá lốt trồng trong chậu. Ảnh minh họa.
Lá lốt trồng trong chậu. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Khoảng 15 ngày đầu sau khi trồng, tưới nước ngày 2 lần cho cây. Sau đó, có thể 2 - 3 ngày tưới 1 lần tùy thuộc vào thời tiết.

Thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây.

Sau mỗi đợt thu hoạch, bón phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế… cho cây.

Món bò nướng lá lốt. Ảnh minh họa.
Món bò nướng lá lốt. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Nếu chăm sóc tốt thì cây lá lốt sẽ cho thu hoạch sau 1 tháng trồng.