Nấm tóc gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu và những mảng tóc rụng rất xấu. Nguyên nhân của bệnh nấm tóc là gì? Phòng ngừa bệnh này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên.
1. Nấm tóc có hai loại nấm tóc khô và nấm tóc sinh mủ do hai loại nấm khác nhau gây ra. Ảnh minh họa.
2. Nguyên nhân gây ra nấm tóc khô là loài nấm Microsporum, thường gặp hai chủng là Microsporum canis và Mycobacterium ferrugineum.
3. Nấm tóc khô thường có triệu chứng là nột vài đốm tóc bị rụng, mỗi đốm có đường kính rộng khoảng vài centimét. Da đầu ở nơi tóc bị rụng có màu xám. Cọng tóc bị gãy rất gần với da đầu. Ảnh minh họa.
4. Bệnh nấm tóc sinh mủ do hai chủng loại nấm Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton verrucosum gây ra. Chúng thường kí sinh trên động vật.
5. Nấm tóc sinh mủ khởi đầu bằng nổi lên một mảng da đỏ có vảy, hình tròn. Mảng da này nhanh chóng sưng lên, đỏ, sinh mủ rồi tóc rụng đi; lỗ chân tóc nở rộng và từ đó mủ chảy ra. (Theo Sức khỏe và đời sống) Ảnh minh họa.'
6. Sau một thời gian thì phản ứng viêm giảm đi và tóc có thể mọc trở lại.
7. Bệnh nấm tóc có thể xảy ra nhiều vùng khác của cơ thể như lông, râu. Ảnh minh họa.
8. Để phòng bệnh nấm tóc, không nên gội đầu nhiều lần bằng dầu gội có độ tẩy gầu cao. Sau khi gội thì phải xả kĩ bằng nước sạch. Ảnh minh họa.
9. Không nên làm xây xước da đầu, không nên gãi quá mạnh. Giữ da đầu luôn khô thoáng. Ảnh minh họa.
10. Không nên dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu của người khác. Ảnh minh họa.
11. Bệnh nấm tóc là bệnh dễ lây lan nên cần phòng bệnh thật tốt. Khi đã mắc bệnh nên đến khám bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà. Ảnh minh họa.
Sinh Huy (Tổng hợp)